Sinh học 9 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

- Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.

+ Do cây có tính hướng sáng nên các cây mọc trong rừng thường có thân cao, thẳng, cành lá chỉ tập trung ở phần ngọn (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) còn các cây mọc đơn ngoài sáng thường thấp, tán rộng.

+ Tuỳ theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật chia thành 2 nhóm là nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng.

Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

- Một số loại thực vật ưa sáng và ưa tối:

Cây hoa mơ ưa sáng

Cây hoa mơ ưa sáng

Cây ổi ưa sáng

Cây ổi ưa sáng

Cây ưa bóng có lá màu xanh sẫm

Cây ưa bóng có lá màu xanh sẫm

Lá cây ưa bóng có ít sắc tố màu xanh

Lá cây ưa bóng có ít sắc tố màu xanh

1.2. Ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật

- Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển cho sinh vật trong không gian.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.

+ Có 2 nhóm động vật cơ bản: động vật ưa sáng và động vật ưa tối.

- Một số động vật ưa sáng và ưa tối

Động vật ưa sáng, Dê đi kiếm ăn vào ban ngày

Động vật ưa sáng, Dê đi kiếm ăn vào ban ngày

Động vật ưa sáng Nai đi kiếm ăn vào ban ngày

Động vật ưa sáng Nai đi kiếm ăn vào ban ngày

Động vật ưa tối: Báo đen săn mồi vào ban đêm, mắt có khả năng nhìn trong bóng tối

Động vật ưa tối: Báo đen săn mồi vào ban đêm, mắt có khả năng nhìn trong bóng tối

Báo hoa mai thường săn mồi vào ban đêm. có khả năng quan sát trong đêm tối

Báo hoa mai thường săn mồi vào ban đêm. có khả năng quan sát trong đêm tối

Previous Post Next Post