Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật

- Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

- Sinh vật được chia thành sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.

- Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50oC tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi mà có thể sống ở những nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.

Chim cánh cút sống ở vùng bắc cực

Chim cánh cút sống ở vùng bắc cực

+ Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh quanh năm còn động vật kích thước cơ thể nhỏ hơn, cơ thể màu đậm hơn.

Sư tử sống ở Châu phi có màu lông đậm

Sư tử sống ở Châu phi có màu lông đậm

Thực vật ở châu phi

Thực vật ở châu phi

+ Thực vật vùng lạnh thay đổi màu sắc lá khi nhiệt độ thay đổi còn động vật có bộ lông dày và dài hơn, kích thước cơ thể lớn hơn.

Màu lá ở vùng lạnh thay đổi theo nhiệt độ

Màu lá ở vùng lạnh thay đổi theo nhiệt độ

Gấu bắc cực

Gấu bắc cực

1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống sinh vật

- Thực vật và động vật đều có những đặc điểm khác nhau để thích nghi với các điều kiện môi trường có độ ẩm khác nhau.

+ Dựa vào mức độ thích nghi của sinh vật với độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm là thựa vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn còn động vật thì chia thành 2 nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

cây dương xỉ ưa ẩm

cây dương xỉ ưa ẩm

Xương rồng ưa hạn

Xương rồng ưa hạn

Previous Post Next Post