Sinh học 9 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái

a. Định nghĩa

- Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.

+ Có 4 loại môi trường chủ yếu:

  • Môi trường nước.
  • Môi trường cạn (trên mặt đất – không khí)
  • Môi trường trong đất.
  • Môi trường sinh vật.

Các loại môi trường

Các loại môi trường

b. Nhân tố sinh thái

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái có thể xếp thành 2 loại chính là các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh; trong đó nhóm nhân tố hữu sinh lại chia thành nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác.

+ Các nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, đất, nước, địa hình...

+ Các nhân tố hữu sinh.

  • Nhân tố con người: tác động tích cực: Cải tạo, nuôi dưỡng, lai ghép.... tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá làm cháy rừng....
  • Nhân tố các sinh vật khác: VSV, nấm, động vật, thực vật,..

1.2. Giới hạn sinh thái

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định.

- Giới hạn sinh thái của sinh vật với một nhân tố sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái đó.

+ Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.

+ Ví dụ: Giới hạn nhiệt độ của cây xương rồng ở Việt Nam.

Previous Post Next Post