Sinh học 9 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thí nghiệm của Menđen

- Thực hiện thí nghiệm

- Đối tượng thí nghiệm vẫn là đậu hà lan

- Menden thực hiện phép lai hai thứ đậu hà lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản: hạt vàng, trơn lai với xanh, nhăn

Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng

Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng

-  Phân tích kết quả phép lai của Menđen dựa vào kết quả kiểu hình ở phép lai

Kết quả kiểu hình phép lai hai cặp tính trạng

Kết quả kiểu hình phép lai hai cặp tính trạng

- Từ kết quả phép lai:

⇒ Tỉ lệ vàng: xanh: 3: 1; Tỉ lệ trơn: nhăn: 3:1

Tỉ lệ kiểu hình ở F2: 9 vàng- trơn: 3 vàng- nhăn: 3 xanh- trơn: 1 xanh- nhăn 

⇒ 9: 3: 3:1

- Kết luận: qua phép lai ta thấy

  • Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 của từng cặp tính trạng là 3:1 tuân theo quy luật phân li.
  • Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chính bằng tích tỉ lệ của các cặp tính trạng hợp thành nó ⇒ Các tính trạng phân li độc lập.

1.2. Biến dị tổ hợp

- Quan sát thí nghiệm ta nhận thấy:

Sơ đồ lai tạo ra các biến dị tổ hợp

Sơ đồ lai tạo ra các biến dị tổ hợp

  • Ở F2, ngoài các các kiểu hình giống bố mẹ ở P là vàng, trơn và xanh nhăn.
  • Xuất hiện thêm các tính trạng khác là xanh, trơn và vàng nhăn được gọi là biến dị tổ hợp.
  • Nguyên nhân tạo ra biến dị tổ hợp: chính sự phân li độc lập của các cặp tính trạng của P đã làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này được gọi là biến dị tổ hợp.

- Biến dị tổ hợp là: sự xuất hiện các kiểu hình khác vs bố mẹ do sự tổ hợp 1 cách ngẫu nhiên của các tính rạng phân li độc lập.

- Ý nghĩa: làm phong phú di truyền ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối).

Previous Post Next Post