1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số khái niệm
- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
- Thể đồng hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
- Ví dụ: Đồng hợp trội: AA; Đồng hợp lặn: aa
- Thể dị hợp: kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
- Ví dụ: Dị hợp: Aa
1.2. Lai phân tích
1.2.1. Khái niệm
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
Phép lai phân tích
1.2.2. Ý nghĩa
- Nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
- Nếu kết quả phép lai phân tích theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
1.3. Lai thuận nghịch
1.3.1. Khái niệm
- Lai thuận nghịch là phép lai được tiến hành theo 2 hướng khác nhau: Ở hướng thứ nhất dạng này được dùng làm bố thì ở hướng thứ 2 nó được dùng làm mẹ.
Thí dụ:
- Lai thuận: Mẹ (AA) x Bố(aa)
- Lai nghịch: Mẹ(aa) x Bố (AA)
1.3.2. Ý nghĩa
- Dùng phép lai thuận nghịch để xác định tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định khi kết quả phép lai thuận nghịch là như nhau.
1.4. Ý nghĩa của tương quan của trội- lặn
Tương quan trội- lặn
- Tương quan trội – lặn là hiện tượng phổ biến ở sinh vật, trong đó tính trạng trội thường có lợi. Vì vậy, trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng kiểu gen nhằm tạo ra giống có giá trị kinh tế.
1.5. Trội không hoàn toàn
- Trội không hoàn toàn là trường hợp tính trạng trội biểu hiện không đầy đủ, con lai F1 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
Trội không hoàn toàn