Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin

- mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin.
- mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
- Sự hình thành chuỗi aa:

  • mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi aa.
  • Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X.
  • Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được lắp ghép vào chuỗi aa.
  • Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.

Hình 19.1 Sự hình thành chuỗi Polipetit

Hình 19.1 Sự hình thành chuỗi Polipetit

- Nguyên tắc hình thành chuỗi aa:

  • Dựa trên khuôn mẫu mARN và theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X đồng thời cứ 3 nuclêôtit  ứng với 1 aa.
  • Trình tự nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các aa trên prôtêin.

1.2. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

- Gen (một đoạn ADN) → mARN → Prôtêin →Tính trạng

- Mối liên hệ:

  • Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
  • mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.
  • Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.

Hình 19.2 Mối quan hệ giữa ADN, ARN và Prôtêin

Hình 19.2 Mối quan hệ giữa ADN, ARN và Prôtêin

- Bản chất mối liên hệ gen → tính trạng:

- Trình tự các nuclêôtit trong  ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.

Hình 19.3 Mối liên hệ giữa gen và tính trạng

Hình 19.3 Mối liên hệ giữa gen và tính trạng

Previous Post Next Post