A. Lý thuyết
I. Cấu tạo của xương
1. Cấu tạo và chức năng của xương dài
Cấu tạo một xương dài gồm có: Hai đầu xương và thân xương.
Bảng cấu tạo và chức năng của xương dài
Hình 8.1 Cấu tạo xương dài
Hình 8.2 Cấu tạo đầu xương dài
2. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt
Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.
Hình 8.3 Cấu tạo xương ngắn điển hình là đốt sống
II. Sự to ra và dài ra của xương
- Xương to ra là do sự phân chia của các tế bào màng xương
- Xương dài ra là do sự phân chia của tế bào ở sụn xương tăng trưởng.
Hình 8.4 Phim chụp sụn tăng trưởng ở xương trẻ em
Hình 8.5 Vai trò của sụn tăng trưởng trong sự dài ra của xương
III. Thành phần hóa học và tính chất của xương
- Thành phần của xương gồm:
+ Chất hữu cơ (cốt giao) => tính mềm dẻo.
+ Chất vô cơ (muối khoáng): canxi => tính vững chắc.
⇒ Xương có tính mềm dẻo và vững chắc.
- Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi.
B. Trả Lời Câu Hỏi SGK
1. Giải bài 1 trang 27 SGK Sinh học 8
Xác định các chức năng tương ứng với các phần của xương ở bảng sau bằng cách ghép chữ (a; b, c...) với số (1, 2, 3,...) sao cho phù hợp.
Bảng 8-2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài:
Bảng 8-2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài:
Hướng dẫn giải
Bảng 8-2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài:
Bảng 8-2. Cấu tạo và chức năng các bộ phận của xương dài:
2. Giải bài 2 trang 27 SGK Sinh học 8
Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương?
Hướng dẫn giải
Ý nghĩa thành phần hóa học của xương đối với chức năng của xương:
- Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ, chất hữu cơ đảm bảo tính đàn hồi của xương, chất vô cơ (canxi và phôtpho) đảm bảo độ cứng rắn của xương.
- Các thành phần hữu cơ và vô cơ liên kết phụ thuộc lẫn nhau đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc. Nhờ đó xương có thể chống lại các lực cơ học tác động vào cơ thể. Xương người lớn chịu được áp lực 15kg/mm2, gấp khoảng 30 lần so với gạch, hoặc tương đương với độ cứng của bê tông cốt sắt.
3. Giải bài 3 trang 53 SGK Sinh học 8
Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở.
Hướng dẫn giải
Khi hầm xương bò, lợn... khi bị hầm đun sôi lâu thì bở vì: Chất cốt giao bị phân hủy, vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao nên bở).