Sinh học 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của tai

- Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Thành phần cấu tạo của tai

Thành phần cấu tạo của tai

+ Tai ngoài:

  • Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.
  • Ống tai: hướng sóng âm.

Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm.

+Tai giữa là 1 khoang xương gồm:

  • Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.
  • Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

  • Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.

+ Tai trong:

  • Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
  • Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm. Gồm: ốc xương tai bên trong có ốc tai màng.

+ Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm: màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.
+ Trên màng cơ cở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.

1.2. Chức năng thu nhận sóng âm

- Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, tới chuỗi xương tai vào tai trong ( làm rung màng “cửa bầu”) => làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng => tác động lên cơ quan Coocti kích thích tế bào thụ cảm thính giác nằm trên màng cơ sở ở vùng tương ứng với tần số và cường độ của sóng âm => làm các tế bào này hưng phấn chuyển thành xung thần kinh truyền về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đã phát ra.

1.3. Vệ sinh tai

- Thường xuyên vệ sinh tai, giữ gìn tai sạch sẽ

  • Không dùng vật nhọn để ngoáy tai
  • Giữ vệ sinh mũi, họng đề phòng bệnh cho tai.

Vệ sinh tai

Vệ sinh tai

  • Tránh làm việc ở những nơi quá ồn hoặc tiếng động mạnh

Hạn chế tiếng ồn

Hạn chế tiếng ồn

  • Hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai


Previous Post Next Post