Sinh học 8 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ quan phân tích

- Chúng ta nhận biết được những tác động của môi trường xung quanh cũng như mọi thay đổi của môi trường bên ngoài cơ thể là nhờ vào các cơ quan phân tích.

- Cơ quan phân tích gồm:

Cơ quan phân tích

Cơ quan phân tích

  • Cơ quan thụ cảm.
  • Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).
  • Bộ phận kích thích ở trung ương (nằm ở vỏ não).

- Ý nghĩa: Cơ quan phân tích giúp cơ thể nhận biết tác động của môi trường xung quanh.

- Khi 1 trong ba bộ phận của cơ quan phân tích bị tổn thương sẽ làm mất cảm giác với các kích thích tương ứng.

1.2. Cơ quan phân tích thị giác

- Cơ quan thị giác gồm:

  • Tế bào thụ cảm thị giác (trong màng lưới của cầu mắt)
  • Dây thần kinh thị giác (dây số II)
  • Vùng thị giác (ở thùy chẩm)

a. Cấu tạo của cầu mắt

- Cầu mắt được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi. Cầu mắt vận động được là nhờ các cơ vận động mắt.

- Cấu tạo gồm 3 lớp:

  • Màng cứng.
  • Màng mạch.
  • Màng lưới.

- Chức năng:

  • Tạo ảnh trên màng lưới.
  • Điều tiết ánh sáng.

b. Cấu tạo của màng lưới

- Màng lưới gồm:

  • Các tế bào nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
  • Tế bào que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
  • Điểm vàng (trên trục mắt) là nơi tập trung các tế bào nón, mỗi tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua 1 tế bào 2 cực giúp ta tiếp nhận hình ảnh của vật rõ nhất.
  • Điểm mù: là nơi đi ra của các sợi trục các TBTK cảm giác thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác nên rơi vào đây bạn sẽ không thấy gì.

c. Sự tạo thành ở màng lưới

- Ta nhìn được là nhờ tia sáng phản chiếu từ vật đến mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.

- Thí nghiệm:

Sự tạo ảnh ở màng lưới

Sự tạo ảnh ở màng lưới

- Vai trò của thể thủy tinh trong cầu mắt:

  • Nhờ sự điểu tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) cho ảnh rõ nét hơn trên màng lưới tại điểm vàng.
  • Ta nhìn thấy vật là nhờ các tia sáng phản chiếu từ vật tới mắt đi qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ kích thích các tế bào thụ cảm ở đây và truyền về trung ương, cho ta nhận biết về hình dạng, độ lớn và màu sắc của vật.
Previous Post Next Post