1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cung phản xạ sinh dưỡng
- Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động: Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích sẽ phát xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm qua sừng sau đến trung ương thần kinh phân tích rồi phát xung thần kinh qua rễ trước theo dây thần kinh li tâm đến cơ quan phản ứng là bắp cơ.
- Đường đi của xung thần kinh trong cung phản xạ vận động: Ruột co bóp phát xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm tới sừng bên của tủy sống phân tích rồi phát xung thần kinh đi tới các hạch giao cảm và theo dây thần kinh li tâm trả lời kích thích làm giảm nhu động ruột.
- Cung phản xạ điều hòa hoạt động tim (phản xạ sinh dưỡng): Từ thụ quan áp lực phát xung thần kinh cảm giác theo sợi cảm giác về trung tâm thần kinh ở trụ não (hành tủy), phân tích rồi phát xung thần kinh theo dây phế vị qua sợi trước hạch tới hạch đối giao cảm qua sợi sau hạch tới tim làm giảm nhịp tim.
⇒ Cung phản xạ sinh dưỡng có:
Trung khu: chất xám ở sừng bên tủy sống và trụ não.
Có hạch thần kinh.
→ Điều khiển hoạt động của các cơ quan nội tạng.
Cung phản xạ tim
Đặc điểm cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
1.2. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
- Trung ương: não, tủy sống
- Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh
- Hệ thần kinh sinh dưỡng được chia thành:
- Phân hệ thần kinh giao cảm
- Phân hệ thần kinh đối giao cảm
Hệ thần kinh sinh dưỡng
1.3. Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hai phân hệ giao cảm và đối giao cảm tuy có tác động đối lập nhau nhưng nhờ sự phối hợp và điều hoà hoạt động của hai phân hệ đối với hoạt động của các nội quan nên đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của cơ thể và thích nghi với những đổi thay của môi trường.
So sánh chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm