. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người
- Phản xạ có điều kiện được hình thành ở trẻ mới sinh từ rất sớm.
- Ức chế PXCĐK xảy ra nếu PXCĐK đó không cần thiết đối với đời sống.
- Sự hình thành và ức chế PXCĐK là 2 quá trình thuận nghịch, quan hệ mật thiết với nhau làm thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi.
- Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hoá chính là kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.
Hoạt động học tập ở trẻ em là phản xạ có điều kiện
Một số hoạt động phản xạ có điều kiện ở trẻ em
1.2. Vai trò của tiếng nói và chữ viết
a. Tiếng nói và chữ viết cũng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao
- Tiếng nói và chữ viết giúp ta mô tả sự vật => đọc, nghe và tưởng tượng.
- Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình học tập => hình thành các phản xạ có điều kiện cấp cao (vui, buồn, tức giận,…)
b. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp trao đổi kinh nghiệm với nhau
- Nhờ tiếng nói và chữ viết con người có thể trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động, sản xuất, học tập,…
- Truyền từ đời này sang đời khác, dân tộc này cho dân tộc khác, giúp nhân loại văn minh.
1.3. Tư duy trừu tượng
- Nhờ có tiếng nói và chữ viết, con người đã trừu tượng hóa các sự vật, các hiện tượng cụ thể.
- Từ những cái chung của sự vật, con người khái quát hóa chũng thành khái niệm được diễn đạt bằng các từ và hiểu được nội dung ý nghĩa của nó .
- Con người có khả năng phân tích các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh dựa trên những khái niệm mà không cần tiếp xúc với thực tiễn.
Nhờ có chữ viết con người có thể trừu tượng hóa các sự vật
- Khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa là cơ sở tư duy trừu tượng chỉ có ở người.