A. Lý thuyết
I. Khái niệm mô
- Trong quá trình phát triển phôi, các phôi bào có sự phân hóa để tạo thành các cơ quan khác nhau thực hiện những chức năng khác nhau nên tế bào có cấu trúc và hình dạng khác nhau. - Một tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhân chức năng nhất định gọi là mô.
- Hay nói cách khác: Mô là một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định.
- Ví dụ: Mô biểu bì, mô liên kết …
Các loại mô
II. Các loại mô
Cơ thể người và động vật gồm bốn loại mô chính: Mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ và mô thần kinh.
1. Mô biểu bì
- Gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
- Có hai loại mô biểu bì:
- Biểu bì bao phủ: thường có một hay nhiều lớp tế bào có hình dáng giống nhau hoặc khác nhau. Nó thường ở bề mặt ngoài cơ thể (da) hay lót bên trong các cơ quan rỗng như ruột, bóng đái, thực quản, khí quản, miệng.
- Biểu bì tuyến: nằm trong các tuyến đơn bào hoặc đa bào. Chúng có chức năng tiết các chất cần thiết cho cơ thể (tuyến nội tiết, tuyến ngoại tiết) hay bài tiết ra khỏi cơ thể những chất không cần thiết (tuyến mồ hôi).
Cấu tạo mô biểu bì
2. Mô liên kết
- Thành phần chủ yếu của mô liên kết là chất phi bào, trong đó có các tế bào nằm rải rác.
- Có hai loại mô liên kết:
+ Mô liên kết dinh dưỡng: máu, bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Mô liên kết đệm cơ học: mô sợi, mô sụn, mô xương.
- Mô sợi có ở hầu hết các cơ quan, có chức năng làm đệm cơ học, đồng thời cũng dẫn các chất dinh dưỡng (mô mỡ, dây chằng, gân cũng là loại mô sợi đã được biến đổi).
- Mô sụn thường nằm ở các đầu xương, có cấu tạo đặc biệt, yếu tố phi bào rất phát triển.
- Mô xương gồm có hai loại: mô xương xốp và mô xương cứng.
Cấu tạo mô liên kết
3. Mô cơ
- Là thành phần của hệ vận động, có chức năng co giãn.
- Có ba loại mô cơ: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim.
- Mô cơ vân là phần chủ yếu của cơ thể, màu hồng, gồm nhiều sợi cơ có vân ngang xếp thành từng bó trong bắp cơ (bắp cơ thường bám vào hai đầu xương, dưới sự kích thích của hệ thần kinh, các sợi cơ co lại và phình to ra làm cho cơ thể cử động).
- Mô cơ trơn là những tế bào hình sợi, thuôn, nhọn hai đầu. Trong tế bào cơ trơn có chất tế bào, một nhân hình que và nhiều tơ cơ xếp dọc theo chiều dài tế bào, có màu nhạt, co rút chậm hơn cơ vân. Cơ trơn cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cử động ngoài ý muốn của con người.
- Mô cơ tim chỉ phân bố ở tim, có cấu tạo giống như cơ vân, nhưng tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim nên hoạt động giống như cơ trơn, ngoài ý muốn của con người.
Cấu tạo mô cơ
4. Mô thần kinh
Gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều kiển sự hoạt động các cơ quan và trả lời kích thích của môi trường.
Cấu tạo mô thần kinh
1. Giải bài 1 trang 17 SGK Sinh học 8
Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.
Hướng dẫn giải
Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể
Phân biệt mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể
2. Giải bài 2 trang 17 SGK Sinh học 8
Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co giãn?
Hướng dẫn giải
Đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co giãn của cơ vân, cơ trơn, cơ tim trong cơ thể người.
Đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co giãn của cơ vân, cơ trơn, cơ tim trong cơ thể người.
3. Giải bài 3 trang 17 SGK Sinh học 8
Phân biệt 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau
Phân biệt 4 loại mô
Hướng dẫn giải
Phân biệt 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau:
Phân biệt 4 loại mô
4. Giải bài 4 trang 17 SGK Sinh học 8
Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào.
Hướng dẫn giải
- Chân giò lợn gồm các loại mô:
- Mô biểu bì (da)
- Mô liên kết: mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu
- Mô cơ vân
- Mô thần kinh