Sinh học 7 Bài 57: Đa dạng sinh học

A. Lý thuyết

  • Động vật phân bố rất rộng rãi trên Trái Đất. Ước tính số loài động vật hiện nay được biết có khoảng 1,5 triệu loài. Đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài.
  • Sự đa dạng về loài được thể hiện bằng sự đa dạng về đặc điểm hình thái và tập tính của từng loài.
  • Có sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lí của Trái Đất như : các môi trường đới lạnh, đới ôn hòa, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, hoang mạc…
  • Tuy nhiên ở những môi trường có khí hậu khắc nghiệt (đới lạnh, hoang mạc), độ đa dạng thấp vì chỉ có những loài thích nghi được với điều kiện giá lạnh (môi trường đới lạnh) hoặc quá khô (hoang mạc) tồn tại.
  • Còn ở những môi trường nhiệt đới khí hậu nóng ẩm, giới Thực vật phát triển phong phú, nên điều kiện sống đa dạng, tạo điều kiện cho sự thích nghi đa dạng của nhiều loài, số loài lớn, độ đa dạng cao.

I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh

- Điều kiện khí hậu: khắc nghiệt, chủ yếu là mùa đông, thời gian mùa hè ngắn, băng tuyết phủ gần như quanh năm.

- Đặc điểm sinh vật:

+ Thực vật thưa thớt, thấp lùn, chỉ có 1 số loài.

+ Động vật:

  • Chỉ có 1 số ít loài tồn tại, có đặc điểm: lông rậm rạp, lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt cho cơ thể và dự trữ năng lượng chống rét (gấu trắng, hải cầu, cá voi, chim cánh cụt …).
  • 1 số loài có đặc điểm di cư để tránh rét, 1 số loài ngủ động để tiết kiệm năng lượng. 
  • 1 số loài (chồn, cáo, cú trắng) về mùa đông màu trắng dễ lẫn tuyết, che mắt kẻ thù, về mùa hè bộ lông chuyển màu nâu hay xám, hoạt động ban ngày (thời tiết ấm hơn, tận dụng được nguồn nhiệt). 

II. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng

- Điều kiện khí hậu: rất nóng và khô, vực nước rất hiểm và phân bố rải rác xa nhau. 

- Đặc điểm sinh vật:

  • Thực vật nhỏ, xơ xác.

  • Động vật: ít loài và có những đặc trưng đối với khí hậu khô và nóng.

- Đặc điểm của động vật thích nghi với khí hậu khô nóng (hoang mạc)

+ Cấu tạo:

  • Chân dài: hạn chế ảnh hưởng của cát nóng
  • Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày: không bị lún, đệm thịt chống nóng
  • Bướu mỡ lạc đà: dự trữ mỡ (nước trao đổi chất)
  • Màu lông nhạt, giống màu: giống màu môi trường

+ Tập tính:

  • Mỗi bước nhảy cao và xa, di chuyển bằng cách quăng thân: hạn chế tiếp xúc với cát nóng.
  • Hoạt động vào ban đêm: tránh nóng ban ngày
  • Khả năng đi xa tốt, nhịn khát: tìm nguồn nước


B. Trả Lời Câu Hỏi SGK

1. Giải bài 1 trang 188 SGK Sinh học 7

Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích?

Hướng dẫn giải

Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng

2. Giải bài 2 trang 188 SGK Sinh học 7

Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào? Giải thích?

Hướng dẫn giải

Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đều rất khắc nghiệt, rất ít các loài động vật có thể sống được trong những điều kiện này.

- Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng có các đặc điểm:

  • Nhiệt độ cao, không khí khô.
  • Các vực nước rất hiếm gặp, phân bố rải rác và rất xa nhau.
  • Thực vật thấp nhỏ, xơ xác. Động vật gồm ít loài và có những thích nghi rất đặc trưng đối với khí hậu khô nóng.

   - Môi trường không có nơi trốn tránh kẻ thù.

→ Để thích nghi được với môi trường này, động vật thường sẽ có kích thước nhỏ, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ban ngày lẩn trốn trong hang cát, phát triển các đặc điểm cơ thể chống lại nhiệt cao và sự mất nước.

- Khí hậu đới lạnh:

  • Nhiệt độ quá thấp.
  • Thực vật rất kém phát triển.
  • Tầng nước mặt hầu hết bị đóng băng.
  • Mỗi năm chỉ có một thời gian ngắn khí hậu thuận lợi.

→ Để thích nghi với điều kiện đới lạnh, các loài động vật thường có kích thước lớn, diện tích bề mặt nhỏ (S/V) để hạn chế mất nhiệt, chúng thường hoạt động ban ngày để tranh thủ lượng nhiệt, màu cơ thể thường giống với màu tuyết để lẩn tránh kẻ thù, cơ thể phát triển các đặc điểm ngăn cản sự mất nhiệt.

Previous Post Next Post