Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)

A. Lý thuyết

I. Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa

Đa dạng loài ở môi trường nhiệt đới gió mùa

Đa dạng loài ở môi trường nhiệt đới gió mùa

- Sự đa dạng sinh học của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú. Điều kiện khí hậu thuận lợi dẫn tới sự thích nghi của động vật cao làm cho số loài tăng lên.

- Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất vì:

  • Môi trường nhiệt đới gió mùa có khí hậu nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp cho sự sống của mọi loài sinh vật.
  • Thuận lợi cho sự phát triển của thực vật quanh năm: cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.
  • Tạo điều kiện cho các loài động vật ở vùng nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng.

- Sự đa dạng của các loài động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa thể hiện qua:

  • Số lượng cá thể trong loài đông

  • Đa dạng về số loài

Các loại sinh vật dưới nước

Các loại sinh vật dưới nước

  • Đa dạng về tập tính, hình dạng từng loài. Ví dụ: về sự chuyên hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng ở đồng bằng Bắc Bộ

Đa dạng tập tính

Đa dạng tập tính

II. Những lợi ích của đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học được biểu hiện ở các nguồn tài nguyên về động vật. Đa dạng sinh học có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống con người và tự nhiên

  • Cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho con người
  • Cung cấp nguồn dược phẩm: 1 số bộ phận của động vật có thể được sử dụng làm thuốc
  • Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nhiệp: da, lông, sáp ong, cánh kiến …

Nguồn lợi từ đa dạng sinh học

Nguồn lợi từ đa dạng sinh học

  • Cung cấp sức kéo, phân bón: trâu, bò …

Cung cấp sức kéo

Cung cấp sức kéo

  • Có giá trị văn hóa: làm cảnh: chim cảnh, cá cảnh …

Gấu trúc và kangaroo

Gấu trúc và kangaroo

  • Một số loài có tác dụng tiêu diệt các loài sinh vật có hại

Chim ăn sâu bọ

Chim ăn sâu bọ

  • Cung cấp giống vật nuôi: gia cầm, gia súc và những vật nuôi khác …

- Vai trò đa dạng sinh học đối với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp xuất khẩu: cá basa, tôm hùm …

Xuất khẩu thủy hải sản

Xuất khẩu thủy hải sản

- Hình thành các khu du lịch: vườn bách thú …

III. Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

  • Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.

Nạn phá rừng

Nạn phá rừng

  • Sự săn bắn buôn bán động vật hoang dại cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

Nạn săn bắt buôn bán động vật hoang dã

Nạn săn bắt buôn bán động vật hoang dã

- Biện pháp:

  • Để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
  • Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.
  • Đấy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường
  • Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân
  • Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài
  • Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã và động vật có nguy cơ tuyệt chủng

Bảo vệ đa dạng sinh học

Bảo vệ đa dạng sinh học

B. Trả Lời Câu Hỏi SGK

1. Giải bài 1 trang 191 SGK Sinh học 7

Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

Hướng dẫn giải

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất vì:

  • Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của nhiều loài sinh vật.
  • Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm động vật.
  • Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống => phong phú và đa dạng các loài sinh vật.

2. Giải bài 2 trang 191 SGK Sinh học 7

Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.

Hướng dẫn giải

- Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:

  • Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
  • Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

- Các biện pháp cần để bảo vệ đa dạng sinh học:

  • Bảo vệ môi trường: không xả rác thải bừa bãi, khai thác tài nguyên hợp lí, tận dụng năng lượng sạch.
  • Hạn chế chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy; trồng thêm rừng mới.
  • Nghiêm cấm nuôi nhốt, săn bắt động vật trái phép.
  • Tiến hành phục hồi lại giống loài có nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khai thác các nguồn tài nguyên động vật một cách hợp lí.

Previous Post Next Post