A. Lý thuyết
1.1. Một số kiến thức cần nhớ về đời sống và tập tính
Sự di chuyển:
a) Bay và lượn
- Kiểu bay đập cánh chim sẻ, bồ câu, củ, quạ).
- Kiểu bay lượn; Lượn tĩnh không cần đập cánh nhiều (diều hâu, tưng), lượn động chim bay bằng cách lợi dụng sức gió (hải âu).
b) Những kiểu di chuyển khác
- Sự di chuyển bằng cách leo trèo (gõ kiến, vẹt). - Sự di chuyển bằng cách đi và chạy (đà điểu), nhảy (chim sẻ).
- Sự di chuyển bằng cách bơi và mối liên quan giữa đi, bơi và bay: Nhóm đi giỏi, ít bơi (dễ) ; đi kém, bay giỏi, bơi giỏi, không lặn (vit) ; đi kèm, bay kém, bơi gioi, lặn giỏi (cốc, le le).
Kiếm ăn:
Băng hình giới thiệu các loại mồi và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loại có liên quan tới cấu tạo và tập tính của từng nhóm chim ăn tạp và ăn chuyên. Nhóm chim ăn chuyên lại chia thành các nhóm chim ăn thịt, ăn xác chết, ăn hạt và ăn quả.
Sinh sản:
Sự khác nhau giữa con trống và mải ở nhiều loài chim thể hiện rõ nên có thể phân biệt được, những đặc điểm sai khác trống mái có thể là cố định hoặc tạm thời (nghĩa là chỉ xảy ra trong mùa sinh sản). Các giai đoạn trong quá trình sinh sản và nuôi con: giao hoan (khoe mẽ), giao phối, làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, nuôi con. Các tập tính này thay đổi tuỳ theo các bộ Chim.
1.2. Quan sát băng hình về đời sống và tập tính của chim
2. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được đời sống của một số loài chim
- Kể tên được một số tập tính của chim