Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

A. Lý thuyết

I. Nhóm chim

Hiện nay lớp Chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài. Lớp Chim được chia thành ba nhóm sinh thái lớn: nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.

1. Nhóm chim chạy

  • Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng
  • Đặc điểm cấu tạo thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên: Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.
  • Đa dạng: Bộ Đà Điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
  • Đại diện: Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu Úc.

Đà điểu trên thảo nguyên

Đà điểu trên thảo nguyên

2. Nhóm chim bơi

  • Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, song thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.
  • Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội: Bộ xương cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.
  • Đa dạng: Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu
  • Đại diện: Chim cánh cụt

Chim cánh cụt

Chim cánh cụt

3. Nhóm chim bay

  • Đời sống: Nhóm Chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Chúng là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú)
  • Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón
  • Đại diện: Chim bồ câu, chim én…

II. Đặc điểm chung của chim

  • Mình có lông vũ bao phủ
  • Chi trước biến đổi thành cánh
  • Có mỏ sừng
  • Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp
  • Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
  • Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
  • Là động vật hằng nhiệt

III. Vai trò của chim

- Lợi ích:

  • Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
  • Cung cấp thực phẩm
  • Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
  • Huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch.
  • Giúp phát tán cây rừng.

Chim dùng làm thực phẩm

Chim dùng làm thực phẩm

Chim ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm

Chim ăn sâu bọ, động vật gặm nhấm

Chim thụ phấn cây trồng , phát tán quả, hạt

Chim thụ phấn cây trồng , phát tán quả, hạt

- Có hại:

  • Ăn hạt, quả, cá…
  • Là động vật trung gian truyền bệnh.

Chim ăn quả, hạt, cá, vật trung gian truyền bệnh

Chim ăn quả, hạt, cá, vật trung gian truyền bệnh

- Biện pháp bảo vệ:

  • Không nhốt chim quý hiếm làm cảnh . Đó là hành động phạm pháp
  • Không phóng xanh chim quý
  • Không săn bắn các loài chim hoang dã quý hiếm
  • Tuyên truyền với mọi người xung quanh để bảo vệ các loài chim nói riêng và động vật hoang dã nói chung
  • Thông báo với cơ quan chức năng các vụ vi phạm
  • Không tiếp tay cho những hành động làm mất nơi sống của chim như: ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng

B. Trả Lời Câu Hỏi SGK

1. Giải bài 1 trang 146 SGK Sinh học 7

Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo ngoài của bộ Ngỗng, bộ Gà, bộ Chim ưng, bộ Cú?

Hướng dẫn giải

2. Giải bài 2 trang 146 SGK Sinh học 7

Đặc điểm chung của lớp Chim?

Hướng dẫn giải

    Đặc điểm chung của lớp chim:

    • Mình có lông vũ bao phủ.
    • Chi trước biến đổi thành cánh.
    • Có mỏ sừng.
    • Phổi có mạng ống khí và có túi khí tham gia vào hô hấp.
    • Tim có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu tươi.
    • Là động vật hằng nhiệt.
    • Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc.

    3. Giải bài 3 trang 146 SGK Sinh học 7

    Cho những ví dụ về các mặt lợi ích và tác hại của chim đối với con người?

    Hướng dẫn giải

      - Lợi ích của chim:

      • Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bàng, chim cắt,…
      • Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…
      • Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).
      • Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).
      • Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...).
      • Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây...).

      - Tuy nhiên chim cũng có một số tác hại:

      • Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá ...
      • Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.
      • Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.
      Previous Post Next Post