Câu 1. Chăn nuôi bò sữa phát triển ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do
A. cơ sở thức ăn công nghiệp vững chắc.
B. nhu cầuthị trường tiêu thụ lớn.
C. có nhiều đồng cỏ rộng lớn.
D. dịch vụ giống, thú y phát triển.
Câu 2. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất để chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở đồng bằng?
A. Nguồn thức ăn dồi dào.
B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
D. Dịch vụ thú y được đảm bảo.
Câu 3. Yếu tố nào sau đây khôngphải là điều kiện để phát triển ngành khai thác thủy sản ở nước ta?
A. Khí hậu có nền nhiệt cao, nhiều nắng.
B. Có nhiều bãi tôm, bãi cá.
C. Có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn.
D. Có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 4. Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. mở rộng diện tích canh tác.
Câu 5. Điều gì sẽ xảy ra khi đất lâm nghiệp bị thu hẹp?
A. Đất hoang hóa tăng lên.
B. Đất nông nghiệp mở rộng.
C. Đất chuyên dùng tăng lên.
D. Đất thổ cư thu hẹp.
Câu 6.Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho năng suất lúa của Đồng bằng Sông Hồng cao nhất cả nước?
A. Đất phù sa màu mỡ.
B. Trình độ thâm canh cao.
C. Sử dụng nhiều phân bón.
D.Lực lượng lao động dồi dào.
Câu 7. Điều kiện tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Hồng khôngthuận lợi để
A. trồng cây ưa lạnh.
B. thâm canh lúa nước.
C. chăn nuôi gia súc lớn.
D. trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 8.Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng thủy sản ở nước ta là
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 9. Căn cứ Atlát Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất năm 2007?
A. Bến Tre.
B. An Giang.
C. Bạc Liêu.
D. Sóc Trăng.
Câu 10. Việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp thể hiện sự thay đổi chủ yếu nàosau đây?
A. Cơ cấu ngành.
B. Cơ cấu lãnh thổ.
C. Hình thức sản xuất.
D. Cơ cấu thành phần kinh tế.
Câu 11. Điều kiện tự nhiên quan trọng nhất để nước ta trồng được cả cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là
A. có nhiều dạng địa hình.
B. tài nguyên đất khá đa dạng.
C. lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ.
D. khí hậu phân hóa đa dạng.
Câu 12. Yếu tố nào là chủ yếu để nước ta có thể trồng nhiều vụ lúa và rau màu trong một năm?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
C. Khí hậu có sự phân hóa đa dạng.
D. Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 13. Vùng đạt trình độ thâm canh lúa cao nhất nước ta
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải miền Trung.
D.Đông Nam Bộ.
Câu 14. Điểm nào sau đây khôngphải là xu hướng mới trong phát triển chăn nuôi hiện nay của nước ta
A. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.
B. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
C. Tập trung chăn nuôi trâu bò lấy sức kéo.
D. Trứng, sữa chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất chăn nuôi.
Câu 15.Thủy sản nước lợ không được nuôi ở khu vực nào?
A. Bãi triều.
B. Kênh rạch, ao hồ.
C. Đầm phá.
D. Rừng ngập mặn.
Câu 16.Trong ngành trồng trọt, mỗi năm nước ta có thể sản xuất từ 2 đến 3 vụ do có
A. khí hậu phân hóa đa dạng.
B. nguồn nhiệt ẩm phong phú.
C. sinh vật phân hóa theo độ cao.
D.lượng mưa phân hóa theo Tây - Đông.
Câu 17. Mục đích của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay không nhằm
A. phục vụ xuất khẩu.
B. lấy sức kéo và phân bón.
C. lấy thịt, trứng, sữa.
D. hạn chế thiên tai.
Câu 18.Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì
A. có ba mặt giáp biển, nhiều ngư trường lớn.
B. hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D.ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai.
Câu 19.Biện pháp quan trọng nào sau đây để vừa tăng sản lượng khai thác vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là
A. Tăng cường, hiện đại hoá phương tiện đánh bắt.
B. Đẩy mạnh phát triển cơ sở công nghiệp chế biến.
C. Hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt xa bờ.
D.Tăng cường đánh bắt, nuôi trồng, chế biến.
Câu 20.Hiện nay, nước ta đẩy mạnh đánh bắt xa bờ không phải vì
A. nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.
B. ô nhiễm ven biển ngày càng trầm trọng.
C. nâng cao hiệu quả đời sống cho ngư dân.
D.có nhiều phương tiện đánh bắt hiện đại.
Câu 21.Địa hình bờ biển thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta là:
A. hải đảo, vũng vịnh.
B. rừng ngập mặn.
C. sông suối, kênh rạch.
D.bãi triều, đầm phá
Câu 22.Năng suất lao động trong khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. môi trường biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
B. hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu đánh bắt.
C. việc nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.
D.tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt chậm được đổi mới.
Câu 23.Cây trồng và vật nuôi ở nước ta đa dạng do
A. thức ăn dồi dào.
B. nhiệt ẩm phong phú.
C. khí hậu phân hóa.
D.nguồn nước đảm bảo.
Câu 24.Ý nghĩa của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp không phải là
A. tạo ra các sản phẩm có giá trị.
B. tận dụng nguồn tài nguyên đất.
C. đảm bảo lương thực cho người dân.
D.cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
Câu 25.Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết năng suất lúa của nước ta năm 2007 là bao nhiêu?
A. 4,98 tạ/ ha.
B. 49,8 tạ/ ha.
C. 48,9 tạ/ ha.
D.49,6 tạ/ ha.
Câu 26. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là
A. khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. đất phù sa màu mỡ.
C. nguồn nước dồi dào.
D. địa hình đa dạng.
Câu 27.Cơ cấu kinh tế nước ta có những biến đổi mạnh mẽ là nhờ
A. thành tựu của công cuộc Đổi mới.
B. chính sách phát triển kinh tế.
C. cơ sở vật chất hoàn thiện.
D.đẩy mạnh mở cửa hội nhập.
Câu 28.Nhân tố quyết định tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp ở nước ta trong thời gian gần đây là
A. tự nhiên.
B. khí hậu.
C. đất, nước.
D.kinh tế - xã hội.
Câu 29. Nước ta có thể trồng từ hai đến ba vụ lúa và rau màu trong một năm chủ yếu do
A. có nhiều diện tích đất phù sa.
B. có khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa.
C. có nguồn sinh vật phong phú.
D.có mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc.
Câu 30.Thế mạnh trong nông nghiệp ở đồng bằng không phải là
A. trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
B. thâm canh, tăng vụ.
C. nuôi trồng thủy sản.
D.trồng cây công nghiệp dài ngày.
Câu 31.Diện tích rừng nước ta tăng lên nhưng chất lượng rừng chưa được phục hồi do
A. chủ yếu là rừng phòng hộ.
B. diện tích rừng tự nhiên thấp.
C. rừng nghèo, rừng non là chủ yếu.
D.rừng trồng chiếm phần lớn diện tích.
Câu 32.Biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là
A. lai tạo giống mới.
B. tăng cường thủy lợi.
C. sử dụng phân bón thích hợp.
D.cải tạo đất, mở rộng diện tích.
Câu 33.Nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là do
A. thị trường tiêu thụ rộng.
B. phát triển công nghiệp chế biến.
C. tăng số lượng, công suất tàu thuyền.
D.ngư dân có kinh nghiệm trong đánh bắt.
Câu 34.Năng suất lúa của nước ta trong giai đoạn gần đây tăng nhanh là do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. thời tiết ổn định hơn.
C. tăng cường xuất khẩu.
D.mở rộng diện tích gieo trồng.
Câu 35. Năng suất lúa cả năm của nước ta ngày càng tăng do
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. tăng nhanh sản lượng.
C. phát triển thủy lợi.
D. mở rộng diện tích.
Câu 36.Nhận định nào sau đây không đúng về hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay?
A. Sản lượng cá biển khai thác có xu hướng tăng.
B. Tỉ trọng sản lượng khai thác ngày càng tăng.
C. Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn.
D.Tỉ trọng sản lượng khai thác thủy sản nội địa nhỏ.
Câu 37. Thuận lợi về kinh tế - xã hội đối với ngành thủy sản nước ta là
A. vùng biển có nguồn lợi hải sản khá phong phú.
B. bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
C. diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn.
D. nhu cầu thị trường về thủy sản tăng nhanh.
Câu 38. Nhận xét nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
A. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
C. Hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
Câu 39. Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong một năm do có
A. nhiều diện tích đất phù sa.
B. nguồn sinh vật phong phú.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Câu 40. Hạn chế của tài nguyên nước ở nước ta là
A. phân bố đồng đều giữa các khu vực và lãnh thổ.
B. phân bố không đồng đều giữa các vùng lãnh thổ.
C. phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
D. chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có.
Câu 41. Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì
A. là tư liệu sản xuất không thể thay thế .
B. là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất.
C. là cơ sở tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi.
D. là nguồn cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.
Câu 42. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng nào?
A. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây hoa màu, cây trồng khác.
B. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
C. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
D. Độc canh cây lương thựcsang đa dạng cơ cấu cây ăn quả, cây trồng khác.
Câu 43. Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp là
A. diện tích đất trồng bị thu hẹp.
B. diện tích rừng nước ta bị thu hẹp.
C. công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm.
D. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh.
Câu 44. Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là
A. nhiều đảo, vũng, vịnh.
B. nhiều cửa sông rộng lớn.
C. nhiều bãi triều, đầm phá.
D. nhiều sông, suối, ao, hồ.
Câu 45. Sản lượng thủy sản nước ta tăngchủ yếu do
A. thị trường tiêu thụ mở rộng.
B. nâng cao chất lượng lao động.
C. tăng số lượng tàu thuyền và dụng cụ bắt cá.
D. tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/