Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí ngành nông nghiệp - Mức độ vận dụng (file word), tài liệu gồm 22 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần Địa lí ngành nông nghiệp lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.
Câu 1. Cho bảng số liệu sau đây:
Bảng: Sản lượng cà phê (nhân) giai đoạn 2005 - 2014.
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm | 2005 | 2010 | 2014 |
Sản lượng | 752,1 | 1100 | 1408,4 |
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với động thái của sản lượng cà phê giai đoạn 2005 - 2014
A. Sản lượng cà phê tăng chậm
B. Sản lượng cà phê tăng nhanh
C. Sản lượng cà phê tăng không ổn định
D. Sản lượng cà phê giảm
Câu 2. Ý nghĩa của hoạt động đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là
A. giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản.
B. giúp bảo vệ vùng biển.
C. làm giảm sản lượng thủy sản nuôi trồng.
D. bảo vệ được vùng thềm lục địa.
Câu 3. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến ngành chăn nuôi nước ta có tỉ trọng thấp trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là
A. dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe doạ lan tràn trên diện rộng.
B. thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước còn hạn chế.
C. cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa bảo đảm vững chắc.
D. giống gia súc, gia cầm cho năng suất vẫn thấp.
Câu 4. Nước ta trồng được nhiều loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là do
A. khí hậu phân hóa đa dạng
B. vị trí địa lí trong khu vực nội chí tuyến
C. địa hình, đất trồng phân hóa đa dạng
D. khí hậu có nguồn nhiệt ẩm dồi dào
Câu 5. Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU VẬT NUÔI CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2009 - 2014
Biểu đồ có điểm sai ở nội dung nào sau đây?
A. Bảng chú giải
B. Khoảng cách năm
C. Tên biểu đồ
D. Độ cao của cột.
Câu 6. Dựa vào biểu đồ sau:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sản lượng phân theo ngành và giá trị sản xuất của ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 - 2010.
B. Cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010.
C. Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010.
D. Qui mô và cơ cấu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2010.
Câu 7. Việc giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp nhằm mục đích nào sau đây?
A. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.
B. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.
C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
D. Chuyển nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.
Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm tỉ trọng trong cơ cấu GDP của nước ta là
A. giá trị sản xuất thấp.
B. thời tiết biến động thất thường.
C. đẩy mạnh phát triển công nghiệp.
D. chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với nông nghiệp nước ta?
A. Cà phê được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
B. Dừa được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
C. Chè được trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
D. Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 10. Biện pháp quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản phẩm cây công nghiệp là
A. đẩy mạnh thâm canh.
B. đẩy mạnh khâu chế biến.
C. giống mới có chất lượng cao.
D. mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm cho thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
A. Nông nghiệp nước ta có tính chất mùa vụ.
B. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa.
C. Tài nguyên nước của nước ta còn hạn chế.
D. Nguồn nước phân bố không đều trong năm.
Câu 12. Nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì
A. cơ cấu cây trồng đa dạng.
B. tài nguyên đất phong phú.
C. khí hậu thay đổi thất thường.
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 13. Việc trồng nhiều giống lúa mới mang lại hiệu quả nào sau đây?
A. Diện tích lúa tăng.
B. Năng suất lúa tăng.
C. Sản lượng lúa tăng.
D. Số vụ sản xuất tăng.
Câu 14. Phải áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng là do sự phân hóa điều kiện
A. địa hình, đất trồng.
B. địa hình, sông ngòi.
C. khí hậu, đất trồng.
D. khí hậu, nguồn nước.
Câu 15. Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp nước ta còn thấp do
A. gặp nhiều khó khăn.
C. thị trường biến động.
B. khí hậu thất thường.
D. thiếu vốn đầu tư.
Câu 16. Điều kiện thuận lợi cho việc khai thác hải sản ở nước ta là có nhiều
A. ngư trường quy mô lớn.
B. ao, hồ, sông và suối.
C. đầm phá ở ven biển.
D. vùng trũng giữa đồng bằng.
Câu 17. Trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tỉ trọng ngành thủy sản có xu hướng tăng là do
A. tài nguyên thủy sản phong phú.
B. trang thiết bị khai thác hiện đại .
C. nhu cầu thị trường tăng.
D. nguồn lao động dồi dào.
Câu 18. Nhân tố nào sau đây làm cho đàn trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. điều kiện sinh thái của trâu.
D. đặc điểm địa hình của vùng.
B. tập quán sản xuất của người dân.
C. nhu cầu của thị trường trong vùng.
Câu 19. Ngành lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của nhiều vùng lãnh thổ nước ta vì
A. nước ta có 3/4 là đồi núi, lại có rừng ngập mặn ven biển.
B. rừng có nhiều giá trị về kinh tế và môi trường sinh thái.
C. độ che phủ rừng nước ta khá lớn và hiện đang gia tăng.
D. nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng lớn và rất phổ biến.
Câu 20. Ngành chăn nuôi nước ta chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là
A. nhu cầu thị trường trong nước chưa cao.
B. cơ sở vật chất hạn chế, thiếu chuồng trại.
C. người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi.
D. có ítđồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.
Câu 21. Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm cho thấy
A. ngành nông nghiệpđa dạng hóa cơ cấu cây trồng.
B. nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa
C. nước ta đang chú trọng phát triển các cây trồng khác.
D. nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
Câu 22. Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích cây công nghiệp của nước ta tăng do
A. chính sách phát triển của nhà nước.
B. nhu cầu của thị trường ngày càng tăng.
C. diện tích đất nông nghiệp ngày càng tăng.
D. người dân có kinh nghiệm trong trồng trọt.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/