Tích hợp kiến thức các môn vật lý; địa lý và công nghệ để giảng dạy chủ đề “sản xuất và truyền tải điện năng” môn vật lý 12



Giáo án liên môn tích hợp môn vật lí thpt, Giáo án liên môn tích hợp môn vật lí, Giáo án liên môn tích hợp vật lí file word,

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên hồ sơ dạy học: Tích hợp kiến thức các môn Vật lý; Địa lý và Công nghệ để giảng dạy chủ đề “ Sản xuất và truyền tải điện năng” môn vật lý 12

2. Mục tiêu dạy học

- Tích hợp kiến thức các môn Vật lý; Địa lý và Công nghệ để giảng dạy chủ đề “ Sản xuất và truyền tải điện năng” môn vật lý 12 nhằm hướng tới các vấn đề của thực tiễn, gắn kết nội dung học với thực tế; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp người học nâng cao năng lực làm việc tự lực, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

* Về kiến thức

2.1 Môn vật lý

          - Thông qua chủ đề dạy học, học sinh biết được hiện nay ở Việt Nam đã có những loại nhà máy điện như: Nhà máy thủy điện; nhà máy nhiệt điện; nhà máy phong điện; nhà máy điện mô hình nhỏ dùng năng lượng mặt trời và nhà máy điện hạt nhân đang được xây dựng.

          - Hs biết được công suất của mỗi loại nhà máy điện và sản lượng mà mỗi loại nhà máy đang cung cấp cho nguồn năng lượng điện quốc gia.

          - Hs nêu được nguồn nhiên liệu cung cấp cho mỗi loại nhà máy điện là gì.

          - Hs biết được muốn đưa điện từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến nơi tiêu thụ (các nhà máy, xí nghiệp, hộ gia đình…) thì cần có một hệ thống các đường dây truyền tải gọi là mạng điện.

          - Viết được công thức tính công suất hao phí trên đường đây và đưa  được các biện pháp làm giảm hao phí trên đường truyền tải.

2.2 Môn Địa lý

- Từ kiến thức về địa hình địa lý  bài 6 “ Đất nước nhiều đồi núi” môn Địa lý 12, học sinh biết được với lợi thế về địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, các dòng sông ở miền núi có tiềm năng thủy điện lớn, do vậy các nhà máy thủy điện được đặt ở vùng miền núi và trung du phía bắc và vận dụng kiến thức Bài 8 “ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển” để biết được Biển đông, trên khu vực thềm lục địa đang dự trữ một lượng lớn dầu khí vì vậy các nhà máy nhiệt điện dùng dầu được đặt ở miền nam; nhà máy nhiệt điện chạy than đặt ở miền Bắc do nước ta có lượng khoáng sản lớn ở Quảng Ninh.

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du - miền núi Bắc Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

2.3. Môn Công nghệ

          - Thông qua kiến thức bài 22 “ Hệ thống điện quốc gia” hs biết được để phân phối điện từ nơi sản suất (các nhà máy điện) đến nơi tiêu thụ thì cần có các lưới điện, là tập hợp các đường dây dẫn điện từ đó đưa ra bài toán giảm hao phí trên đường dây truyền tải.

* Về kỹ năng

           - Hình thành kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thực hành, kỹ năng tư duy bậc cao, rèn luyện khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn.

          - Hình thành cho hs kỹ năng so sánh, phân tích để bảo vệ được quan điểm của nhóm mình khi trình bày các câu hỏi hoạt động nhóm

          - Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

          - Giáo dục cho các em kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày vấn đề  trước đám đông.

* Về thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ nguồn thiên nhiên quốc gia, bảo vệ Biển đảo.

- Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường

3. Đối tượng dạy học

- Học sinh trường THPT Trung Văn – Quận Nam Từ Liêm- Hà Nội

+ Số lượng: 80 học sinh

+ Số lớp: 2 lớp

+ Khối lớp: Khối 12

4. Ý nghĩa của dự án

4.1.  Ý nghĩa thực tiễn của dự án dạy học

          - Góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội.

          - Nội dung của chủ đề có sự kết hợp kiến thức nhiều môn học nhằm giải quyết vấn đề mang tính phức hợp. Trong quá trình thực hiện chủ đề, người học phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Cách tổ chức dạy học trong đề tài được thiết kế hướng tới người học, động viên người học huy động được nhiều lĩnh vực kiến thức và kĩ năng khác nhau; thúc đẩy sự tìm tòi, khám phá, tự học của học sinh. Vận dụng phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá hướng tới người học tích cực, hình thành và phát triển năng lực của học sinh như năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức liên môn, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống.

- Với chủ đề “ Sản xuất và truyền tải điện năng”, kết hợp kiến thức vật lý và sinh học và công nghệ học sinh lĩnh hội được kiến thức mang tính logic, làm phong phú kiến thức của người học, gắn lý thuyết với thực hành, tư duy với hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần làm việc và khả năng cộng tác làm việc của học sinh.

5. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video minh họa.

- Học liệu: Nguồn tài liệu từ Internet, sách giáo khoa (vật lý 12; Công nghệ 12;  Địa lý 12).

  - Ứng dụng công nghệ thông tin: Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2007.

6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

6.1. Mục tiêu:

          - Vận dụng kiến thức liên môn gồm môn vật lý, địa lý và công nghệ để tìm hiểu về các nhà máy sản suất điện ở Việt Nam; sơ đồ truyền tải điện và bài toán truyền tải điện năng.

6.2. Nội dung.

          - Từ những kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha học sinh cần biết được từ những nguyên lý đó hiện nay đã có những nhà máy điện nào. Sản lượng mà mỗi loại nhà máy điện cung cấp cho sản lượng điện dữ trữ quốc gia và nguồn nhiên liệu của mỗi loại nhà máy điện.

          - Biết được vị trí đặt mỗi loại nhà máy điện phụ thuộc vào nhiên liệu của mỗi nhà máy, vận dụng kiến thức tổng hợp về môn địa lý học sinh biết được ở Việt Nam có những nơi chứa lượng lớn tài nguyên thiên nhiên quý như mỏ quặng ở quảng Ninh, Mỏ dầu khí ở thềm lục địa, từ đó trình bày được nơi đặt các nhà máy điện cũng như các khu công nghiệp, là nơi phát triển kinh tế trọng điểm của Quốc gia.

          -  Từ việc phân tích vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên để kết hợp giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ biển đảo quê hương.

          -   Vận dụng kiến thức tổng hợp, học sinh đánh giá được những tác động của các nhà máy điện đến nền kinh tế và môi trường. Ngoài việc đem lại lợi ích to lớn về mặt kinh tế, các nhà máy điện cũng gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường như: gây ô nhiễm không khí; ô nhiễm nguồn nước, làm tăng khả năng ngập úng, tăng khả năng hạn hán.

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết bài toán thực tế “ tìm các giải pháp làm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường của các nhà máy điện” qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

          - Muốn đưa điện năng từ nơi sản xuất “ các nhà máy điện” đến nơi tiêu thụ thì cần hệ thống các đường dây dẫn gọi là mạng điện, từ đó đưa ra được bài toán truyền tải điện năng.

6.3. Cách tổ chức dạy học

          - Dạy học được tổ chức theo cách giao nhiệm vụ cho nhóm và tổ chức hoạt động nhóm.

6.4. Phương pháp dạy học

          - Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo

          - Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh thông qua hoạt động nhóm

6.5. Phương pháp kiểm tra đánh giá

          - Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức tổng hợp của học sinh vào việc giải quyết bài toán thực tế.

           - Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò thông qua thảo luận nhóm.

6.6. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sản suất điện năng ở Việt Nam

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1 và nhóm 2 trình bày “ sản xuất điện năng ở Việt Nam” đã được yêu cầu chuẩn bị ở nhà theo các nội dung trong phiếu yêu cầu.

- Giáo viên bổ sung các hình ảnh về các nhà máy điện hiện nay trên thế giới.

 

*Phần tích hợp môn địa lý 12.

Giáo viên đặt câu hỏi: Các nhà máy điện ở Việt Nam đang được đặt ở đâu? Vì sao?

 

 

 

 

 

- Giáo viên bổ sung phần trả lời của học sinh

* Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo.

- Trên biển đông, trong khu vực thềm lục địa có dự trữ lượng lớn về khoáng sản, trong đó có giá trị nhất là dầu khí.

- Với nguồn tài nguyên thiên và những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Biển đông thật sự đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta hiện nay. Vì vậy để bảo vệ những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý chúng ta cần bảo vệ chủ quyền dân tộc, bảo vệ biển đảo quê hương.

* Phần tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

- Giáo viên yêu cầu hoạt động nhóm:

Hãy đánh giá sự ảnh hưởng của các nhà máy điện đến môi trường

 

 

 

 

 

 

- Giáo viên bổ sung, cung cấp các tư liệu, hình ảnh về những ảnh hưởng xấu đến môi trường của các nhà máy sản xuất điện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu hoạt động nhóm:

“ Hãy đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng xấu của các nhà máy điện đến môi trường”

- Giáo viên bổ sung.

- Đại diện học sinh trình bày về sản xuất điện năng ở Việt Nam.

 

 

 

 

 

* Dựa vào kiến thức bài 6 – Địa lý 12 “ Đất nước nhiều đồi núi” và bài 8 – Địa lý 12

“ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển” để trả lời câu hỏi

- Nhà máy thủy điện cần nguồn nhiên liệu là dòng thủy vì vậy được đặt gần các con sông, con suối đó là vùng đồng bằng và trung du miền núi phía bắc.

- Nhà máy nhiệt điện chạy dầu được đặt gần vùng dầu mỏ ở các tỉnh phía nam do biển đông chứa lượng lớn dầu mỏ.

- Nhà máy nhiệt điện chạy than đặt gần Quảng Ninh (nhà máy nhiệt điện Uông Bí)

- Nhà máy phong điện được đặt ở vùng đồng bằng duyên hải và hoặc ngoài khơi (nhà máy phong điện Ninh Thuận)

 

 

 

 

 

 

 

* Hs hoạt thảo luận nhóm

- Đại diện nhóm lên trình bày

* Nhà máy thủy điện: làm tăng khả năng hạn hán do trữ nước và nguy cơ úng ngập do xả lũ; làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới nên làm tăng lượng khí CO2 vào khí quyển; Hồ chứa đập thủy điện có thể sản sinh ra một lượng đáng kể khí mêtan và điôxit cácbon (CO2), làm tăng phát thải khí nhà kính

* Nhà máy nhiệt điện:

- Ô nhiễm không khí do khí thải của Nhà máy Nhiệt điện chủ yếu từ khu vực lò hơi có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO2, CO, NOx và bụi. Ngoài ra còn có các khí độc khác (NO, THC, hơi Pb) hợp chất hữu cơ do rò rỉ.

- Ô nhiễm nhiệt

- Ô nhiễm tiếng ồn

* Nhà máy phong điện: Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội. Không phải lo các rủi ro có thể xảy ra như với đập nước. Không phải lo nhiều về di dân và tái định cư vì mất đất canh tác. Vì các trạm phát điện gió có thể đặt ở vùng duyên hải hoặc ngoài khơi.

* Nhà máy điện năng lượng mặt trời: Là loại năng lượng sạch

 

- Hs thảo luận nhóm

- Học sinh các nhóm trình bày

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền tải điện năng

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

* Tích hợp môn công nghệ 12

- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 3 và nhóm 4 trình bày về sơ đồ truyền tải điện năng.

- Giáo viên đưa ra mô hình truyền tải điện.

- Hãy so sánh công suất điện nơi nhà máy phát đi và công suất điện nơi tiêu thụ.

 

- Yêu cầu học sinh viết công thức hao phí trên đường dây.

 

- Yêu cầu thảo luận nhóm: Tìm các biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải.

 

- Giáo viên bổ sung và kết luận.

- Dựa vào kiến thức bài 22- môn công nghệ 12 học sinh trình bày về mạng sơ đồ truyền tải điện ở Việt nam.

 

 

 

- Do có hao phí trên đường truyền dưới dạng nhiệt nên công suất nơi thu nhỏ hơn nơi phát

- Hs: Công suất hao phí

   P = I2.R =

 

- Hs thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm trình bày các biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây, học sinh các nhóm khác bổ sung

 

 

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

          - Cách thức: Trả lời câu hỏi

          - Tiêu chí: Vận dụng được kiến thức tổng hợp để giải quyết bài toán thực tế “ Em hãy cho biết vì sao sử dụng điện tiết kiệm lại góp phần bảo vệ môi trường?”

8. Các sản phẩm của học sinh

          - Bài thuyết trình:  Tìm hiểu các nhà máy điện ở Việt Nam về công suất, nhiên liệu, sản lượng.

          - Bài thuyết trình: Tìm hiểu về mạng lưới truyền tải điện năng ở Việt Nam

          - Nội dung các bài thảo luận nhóm

          - Kết quả kiểm tra đánh giá

Previous Post Next Post