Câu 1. Thế chế chính trị của nước Nga sau Cách mạng 1905 - 1907 là gì?
A. Xã hội chủ nghĩa
B. Quân chủ lập hiến
C. Dân chủ tư sản
D. Quân chủ chuyên chế
Câu 2. Sau Cách mạng 1905 - 1907, người đứng đầu nước Nga là:
A. Nga hoàng Ni-cô-lai I
B. Nga hoàng Ni-cô-lai II
C. Nga hoàng Ni-cô-lai III
D. Nga hoàng A-lếch-xan-đrô-vích
Câu 3. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
A. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế Nga phát triển
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Nga phát triển mạnh mẽ
C. Thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa ở Nga phát triển nhanh chóng
D. Kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga
Câu 4. Yếu tố đã làm kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga vào đầu thế kỉ XX là gì?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân đô thị
B. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân lan rộng
C. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến
D. Chính sách phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa của Chính phủ
Câu 5. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vào thời gian nào?
A. 1914
B. 1915
C. 1916
D. 1917
Câu 6. Hậu quả của việc nước Nga tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất không phải là:
A. nạn đói xảy ra ở nhiều nơi
B. kinh tế suy sụp nghiêm trọng
C. thể chế chính trị luôn thay đổi
D. quân đội liên tiếp thua trận
Câu 7. Tình hình nước Nga khi tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Địa vị về kinh tế, chính trị của nước Nga đã được tăng cường
B. Vơ vét được nhiều của cải, tài nguyên từ các nước bại trận
C. Được sự ủng hộ, tin tưởng vào chế độ Nga hoàng của nhân dân
D. Kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội liên tiếp thua trận
Câu 8. Nông dân, công nhân và hơn 100 dân tộc Nga có thái độ như thế nào khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Ủng hộ Nga hoàng mở rộng phạm vi lãnh thổ
B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng
C. Biểu tình để đòi Nga hoàng nhường ngôi cho người khác
D. Đòi hỏi Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách toàn diện
Câu 9. Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX - đã tiến sát đến một cuộc cách mạng?
A. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp trong nước
B. Nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga
C. Nga hoàng đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục,... để giải quyết những khó khăn của đất nước
D. Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa
Câu 10. Đến đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ mâu thuẫn nào?
A. Giữa nông dân với địa chủ phong kiến
B. Giữa nông nô với chế độ phong kiến
C. Giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản
D. Giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng
Câu 11. Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, Nga hoàng có thái độ như thế nào?
A. Ra sức đàn áp, đã dập tắt được phong trào đấu tranh của nhân dân
B. Nhờ vào sự giúp đỡ của các nước Liên minh để đàn áp phong trào
C. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị như cũ được nữa
D. Tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
Câu 12. Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là gì?
A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
B. Cách mạng dân chủ tư sản
C. Cách mạng dân tộc dân chủ
D. Cách mạng vô sản
Câu 13. Sự kiện mở đầu cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga là gì?
A. Các Xô viết được thành lập
B. Cuộc tấn công vào Cung điện Mùa Đông
C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát
D. Lê-nin bí mật về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng
Câu 14. Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. tiến hành khởi nghĩa từng phần
B. cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quvền
C. quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình thị uy
D. chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang
Câu 15. Kết quả lớn nhất mà cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là gì?
A. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở
B. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ
C. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng
D. Nhân dân vùng lên đấu tranh, thành lập chính quyền Xô viết
Câu 16. Lực lượng tham gia cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là?
A. Nông dân, công nhân
B. Tư sản, nông dân
C. Công nhân, nông dân và binh lính
D. Tư sản, công nhân, nông dân, binh lính
Câu 17. Hình thức đấu tranh cao nhất trong cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. bãi công
B. biểu tình
C. khởi nghĩa vũ trang
D. tổng bãi công chính trị
Câu 18. Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. Nhà nước dân chủ nhân dân
B. Chính phủ lâm thời
C. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân
D. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính
Câu 19. Trước sự ra đời của các xô viết, giai cấp tư sản ở Nga có hành động gì?
A. Thành lập Quốc hội
B. Thành lập Chính phủ lâm thời
C. Tổ chức lực lượng quân đội phản động
D. Nhờ sự giúp đỡ của các nước đế quốc phương Tây
Câu 20. Chính phủ tư sản lâm thời ở Nga đại diện cho lợi ích của ai?
A. Các tầng lớp nhân dân
B. Nông dân và công dân
C. Giai cấp tư sản
D. Tiểu tư sản
Câu 21. Lãnh đạo cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga là ai?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp vô sản
C. Quý tộc phong kiến
D. Binh lính
Câu 22. Sau khi Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai thắng lợi, ở nước Nga xuất hiện tình trạng chính trị như thế nào?
A. Các nước đế quốc can thiệp sâu vào nước Nga
B. Những thế lực cát cứ của Nga hoàng nổi dậy đấu tranh
C. Xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
D. Nhiều đảng phái chính trị phản động nổi dậy chống phá cách mạng
Câu 23. Nét nổi bật về tình hình nước Nga sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 thắng lợi là gì?
A. Tình hình chính trị, xã hội bước vào ổn định
B. Các nước đế quốc phương Tây ra sức chống phá
C. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
D. Nhân dân phấn khởi, bắt tay ngay vào việc xây dựng chế độ mới
Câu 24. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 ở Nga đã
A. lật đổ chế độ tư sản
B. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế
C. đưa công nhân lên nắm chính quyền
D. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Câu 25. Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 thắng lợi vì:
A. bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp sâu vào nội bộ
B. đất nước quá rộng lớn nên đòi hỏi cần phải có hai chính quyền để cai trị
C. đó là tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong phạm vi cả nước
D. hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau
Câu 26. Chính đảng nào đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917
A. Đảng Mensêvích
B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Nhân dân cách mạng
Câu 27. Trước tình hình chính trị phức tạp sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã có chủ trương gì?
A. Tiến hành đàm phán với Chính phủ tư sản lâm thời
B. Nhờ sự các thế lực bên ngoài giúp đỡ để lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời
C. Kêu gọi nhân dân đẩy mạnh sản xuất để phục vụ cho cuộc chiến đấu lâu dài
D. Chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời
Câu 28. Bản báo cáo quan trọng của Lê-nin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (tháng 4 -1917) là:
A. Cương lĩnh tháng tư
B. Chính cương tháng tư
C. Luận cương tháng tư
D. Báo cáo chính trị tháng tư
Câu 29. Tháng 4 - 1917, Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvích, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ:
A. cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản
B. cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 30. Trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, giai cấp vô sản Nga giành chính quyền bằng:
A. tổng bãi công chính trị
B. biểu tình thị uy
C. khởi nghĩa vũ trang
D. bãi công của công nhân
Câu 31. Ngày 7 - 10 - 1917, Lê-nin bí mật rời nước nào về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng?
A. Na Uy
B. Thụy Điển
C. Phần Lan
D. Ba Lan
Câu 32. Để trực tiếp chỉ đạo cách mạng, ngày 7 - 10 - 1917, Lê-nin bí mật rời Phần Lan về:
A. Nô-vô-xi-biếc
B. Vla-đi-vô-xtốc
C. Mát-xcơ-va
D. Pê-tơ-rô-grát
Câu 33. Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là?
A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tiểu tư sản
D. Các đội Cận vệ đỏ
Câu 34. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước Nga năm 1917 là:
A. Ủy ban hành chính cách mạng
B. Trung tâm Quân sự cách mạng
C. Bộ Tổng tham mưu quân sự
D. Ủy ban Quân sự cách mạng
Câu 35. Ngày 7 - 10 - 1917, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga?
A. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông
B. Lê-nin có bản báo cáo quan trọng trước Trung ương Đảng Bônsêvích
C. Các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô
D. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng
Câu 36. Sự kiện lịch sử diễn ra ở nước Nga vào đêm 24 - 10 - 1917 là?
A. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông
B. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki) bị bắt
C. Các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô
D. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng
Câu 37. Thể chế chính trị của nước Nga sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907 là
A. Dân chủ tư sản
B. Dân chủ cộng hòa
C. Quân chủ lập hiến
D. Quân chủ chuyên chế
Câu 38. Sau cuộc Cách mạng 1905 - 1907, người đứng đầu nước Nga là
A. Nga hoàng Nicôlai I
B. Nga hoàng Nicôlai II
C. Nga hoàng Alếchxanđra III
D. Nga hoàng Alếchxanđrôvích
Câu 39. Yếu tố kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga đầu thế kỉ XX là
A. Làn sóng phản đối của nhân dân lan rộng
B. Chính sách thỏa hiệp với bên ngoài của Chính phủ
C. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân
D. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến
Câu 40. Tình hình nước Nga khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?
A. Nhân dân tin tưởng, ủng hộ Nga hoàng
B. Địa vị kinh tế, chính trị của nước Nga được tăng cường
C. Vơ vét được nhiều tài nguyên của các nước bại trận
D. Nền kinh tế suy sụp, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, quân đội Nga thua trận liên tiếp
Câu 41. Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao?
A. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ
B. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng
C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách
D. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác
Câu 42. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vào năm nào?
A. 1914
B. 1915
C. 1916
D. 1917
Câu 43. Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX - "đã tiến sát tới một cuộc cách mạng"
A. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng
B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa
C. Đời sống của công dân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực
D. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước
Câu 44. Đầu thế kỉ XX, ở nước Nga tồn tại nhiều mâu thuẫn xã hội, ngoại trừ
A. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản
B. Mâu thuẫn giữa nông nô với chế độ phong kiến
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa hơn 100 dân tộc Nga với chế độ Nga hoàng
Câu 45. "Tự do cho nước Nga" là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?
A. Cách mạng 1905 - 1907
B. Cách mạng tháng Hai năm 1917
C. Cách mạng tháng Mười năm 1917
D. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết
Câu 46. Ý nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
Câu 47. Sự kiện mở đầu cho Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ nông dân Pêtơrôgrát
B. Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pêtơrôgrát
C. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ công nhân Pêtơrôgrát
D. Cuộc biểu tình của 9 vạn nam, nữ nông dân Pêtơrôgrát
Câu 48. Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở nước Nga là
A. Biểu tình tuần hành thị uy rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
B. Tổng bãi công chính trị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
C. Bãi khóa, bãi thị rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang
Câu 49. Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga giành được là
A. Quân cách mạng đã chiếm được các công sở
B. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ
C. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng
D. Nhân dân tiếp tục đấu tranh, thành lập chính quyền cách mạng
Câu 50. Lực lượng tham gia Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Tư sản, công nhân, nông dân, binh lính,...
B. Tư sản và nông dân
C. Nông dân và công nhân
D. Công nhân, nông dân và binh lính
Câu 51. Tính chất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng dân chủ tư sản
D. Cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 52. Chính quyền cách mạng do quần chúng nhân dân thiết lập nên sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
A. Chính phủ lâm thời
B. Nhà nước dân chủ nhân dân
C. Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân
D. Các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính
Câu 53. Nét nổi bật của tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 là
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định
B. Các đế quốc bên ngoài đua nhau chống phá
C. Tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
D. Nhân dân bắt tay ngay vào xây dựng chế độ mới
Câu 54. Hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì
A. Đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền
B. Bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp
C. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau
D. Tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước
Câu 55. Chính đảng nào tiếp tục chuẩn bị kế hoạch làm cách mạng để giải quyết tình trạng hai chính quyền song song tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917?
A. Đảng Mensêvích
B. Đảng Bônsêvích
C. Đảng Xã hội dân chủ
D. Đảng Thống nhất công nhân
Câu 56. Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4 -1917) là
A. Chính cương tháng tư
B. Luận cương tháng tư
C. Cương lĩnh tháng tư
D. Báo cáo chính trị tháng tư
Câu 57. Văn kiện đó đã xác định mục tiêu và đường lối của cách mạng Nga năm 1917 là
A. Chuyển từ cách mạng tư sản sang cách mạng vô sản
B. Chuyển từ cách mạng ruộng đất sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Chuyển từ cách mạng tư sản dân quyền sang cách mạng xã hội chủ nghĩa
Câu 58. Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định chuyển sang khởi nghĩa giành chính quyền khi nào?
A. Khi Chính phủ lâm thời tư sản đã suy yếu, không đủ sức chống lại cuộc đấu tranh của nhân dân
B. Khi quần chúng nhân dân đã sẵn sàng tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôsêvích Nga
C. Khi cuộc đấu tranh hòa bình nhằm tập hợp lực lượng quần chúng đông đảo đã đủ sức lật đổ giai cấp tư sản
D. Khi Đảng Bônsêvích Nga đã đủ sức mạnh và sẵn sàng lãnh đạo quần chúng tiến hành cách mạng đến thắng lợi
Câu 59. Lực lượng đi đầu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A. Nông dân
B. Công nhân
C. Tiểu tư sản
D. Đội Cận vệ đỏ
Câu 60. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước Nga năm 1917 là
A. Trung tâm Quân sự cách mạng
B. Ủy ban hành chính cách mạng
C. Uỷ ban Quân sự cách mạng
D. Bộ Tổng tham mưu
Câu 61. Đêm 24 - 10 - 1917, ở nước Nga đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
A. Nhân dân Pêtơrôgrát đập phá cung điện Mùa Đông
B. Quân khởi nghĩa bao vây và tấn công Cung điện Mùa đông
C. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại Cung điện Mùa đông
D. Nhân dân Nga ăn mừng chiến thắng tại thủ đô Pêtơrôgrát
Câu 62. Vì sao ngày 25 - 10 - 1917 (tức ngày 7 - 11 - 1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga?
A. Ngày cách mạng cùng nổ
B. Ngày cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn
C. Ngày quân cách mạng tiến công vào thủ phủ Chính phủ lâm thời tư sản
D. Ngày cách mạng giành thắng lợi ở thủ đô Pêtơrôgrát
Câu 63. Sau đó, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi ở thành phố nào?
A. Kiép
B. Minxcơ
C. Pêtơrôgrát
D. Mátxcơva
Câu 64. Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?
A. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt
B. Lênin từ Phần Lan trở về nước
C. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn
D. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva
Câu 65. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga?
A. Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga
B. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi ách áp bức bóc lột
C. Đưa người lao động trở thành người làm chủ đất nước và vận mệnh của mình
D. Đưa đến sự thành lập Liên bang Xô viết (Liên Xô)
Câu 66. Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới
D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế
Câu 67. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên tiếp thu lí luận Cách mạng tháng Mười Nga là
A. Nguyễn Ái Quốc
B. Trần Phú
C. Lê Hồng Phong
D. Nguyễn Thị Minh Khai
Câu 68. Ngày 25 - 10 - 1917 (tức ngày 7 - 11 - 1917) đi vào lịch sử là ngày thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, bởi vì đây là ngày gì?
A. Cách mạng bùng nổ ở Nga
B. Cách mạng giành được thắng lợi hoàn hoàn trên đất nước Nga rộng lớn
C. Quân cách mạng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô
D. Cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát
Câu 69. Đêm 25 - 10 - 1917 (tức ngày 7 - 11 - 1917), diễn ra sự kiện lịch sử gì ở nước Nga?
A. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông
B. Khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va
C. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng
D. Các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở Thủ đô
Câu 70. Tiếp theo thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grát (Nga), khởi nghĩa thắng lợi ở:
A. Mát-xco-va
B. Vla-đi-vô-xt
C. Kha-ba-rốp
D. Nô-vô-xi-biếc
Câu 71. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918 là:
A. khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xco-va
B. toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thòi (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki) bị bắt
C. Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-to-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng
D. Cách mạng tháng Mười Nga giành được thắng lợi hoàn hoàn trên đất nước Nga rộng lớn
Câu 72. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga?
A. Giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga khỏi mọi ách áp bức, bót lột
B. Đưa giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc Nga đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình
C. Dẫn đến sự thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết (Liên Xô)
D. Đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước, số phận của hàng triệu người ở Nga
Câu 73. Sự kiện quan trọng nhất trong Cách mạng tháng Mười Nga là gì?
A. Nhân dân các nước cộng hòa nổi dậy khởi nghĩa vũ trang
B. Quân khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xco-va
C. Quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông
D. Quân khởi nghĩa chọc thủng phòng tuyến của Thủ đô
Câu 74. Ý nghĩa lịch sử quốc tế to lớn của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga là:
A. đập tan ách áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình
B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa với các nước tư bản chủ nghĩa
C. đưa đến sự thành lập các tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới
D. cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học quý báu cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 D Câu 38 B
Câu 2 B Câu 39 D
Câu 3 D Câu 40 D
Câu 4 C Câu 41 B
Câu 5 A Câu 42 A
Câu 6 C Câu 43 D
Câu 7 D Câu 44 B
Câu 8 B Câu 45 B
Câu 9 C Câu 46 C
Câu 10 B Câu 47 B
Câu 11 C Câu 48 B
Câu 12 B Câu 49 B
Câu 13 C Câu 50 A
Câu 14 D Câu 51 C
Câu 15 B Câu 52 D
Câu 16 D Câu 53 C
Câu 17 C Câu 54 C
Câu 18 D Câu 55 B
Câu 19 B Câu 56 B
Câu 20 C Câu 57 C
Câu 21 B Câu 58 C
Câu 22 C Câu 59 D
Câu 23 C Câu 60 A
Câu 24 B Câu 61 B
Câu 25 D Câu 62 D
Câu 26 B Câu 63 D
Câu 27 D Câu 64 C
Câu 28 C Câu 65 D
Câu 29 C Câu 66 C
Câu 30 C Câu 67 A
Câu 31 C Câu 68 D
Câu 32 D Câu 69 A
Câu 33 D Câu 70 A
Câu 34 B Câu 71 D
Câu 35 D Câu 72 C
Câu 36 C Câu 73 C
Câu 37 D Câu 74 D