Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phát sinh giao tử

Giao tử đực (tinh trùng) 

- 1 tế bào sinh dục đực sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các tinh nguyên bào.

- Các tinh nguyên bào đến thời kì nhất định sẽ dời lớp tế bào mầm nằm sát thành ống sinh tinh và phát triển to ra để hình thành tinh bào bậc 1.

+ Mỗi tinh bào bậc 1 trải qua giảm phân 1 cho 2 tinh bào bậc 2.

  • Mỗi tinh bào bậc 2 trải qua giảm phân 2 cho 2 tinh trùng.

Giao tử cái (trứng) 

- 1 tế bào sinh dục cái sơ khai qua nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra các noãn nguyên bào.

- Noãn nguyên bào lớn lên thành noãn bào bậc 1.

+ Mỗi noãn bào bậc 1 qua giảm phân 1 cho 1 noãn bào bậc 2 và 1 thể cực thứ 1.

  • Mỗi noãn bào bậc 2 qua giảm phân 2 sẽ cho 1 trứng và 1 thể cực thứ 2.
  • Mỗi thể cực thứ 1 qua giảm phân 2 cho 2 thể cực thứ 2.
  • Các thể cực sẽ bị tiêu biến.

Hình 11.1 Sự phát sinh giao tử (tạo noãn và tạo tinh)

Hình 11.1 Sự phát sinh giao tử (tạo noãn và tạo tinh)

1.2. Thụ tinh

- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 1 giao tử đực và 1 giao tử cái.

Hình 11.2 Quá trình thụ tinh

Hình 11.2 Quá trình thụ tinh

- Thực chất của sự thụ tinh là sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.

1.3. Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh

Hình 11.3 Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh

Hình 11.3 Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh

- Giảm phân tạo giao tử chứa bộ NST đơn bội.
- Thụ tinh khôi phục bộ  NST lưỡng bội. Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính.
- Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nahu làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá.

Previous Post Next Post