Sinh học 8 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bài tiết

a. Khái niệm

- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.

Sơ đồ quá trình bài tiết

Sơ đồ quá trình bài tiết

Sản phẩm thải chủ yếu của cơ quan bài tiết

Sản phẩm thải chủ yếu của cơ quan bài tiết

b. Vai trò quá trình bài tiết

- Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.

- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...), hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn,..)

Vai trò quá trình bài tiết

Vai trò quá trình bài tiết

1.2. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

+ Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tủy; cùng các ống góp, bể thận.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

⇒ Chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu.

Previous Post Next Post