1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau.
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào
- Lứa tuổi
- Giới tính
- Trạng thái sinh lý
- Lao động.
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể cần đảm bào cân đối thành phần các chất: protein, lipit, gluxit…
- Ăn uống không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.
1.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn
- Biểu hiện ở:
- Thành phần các chất
- Năng lượng chứa trong nó
- Cần phối hợp các loại thức ăn một cách hợp lí để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể.
Hình 36.1 Tháp dinh dưỡng
1.3. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần
- Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
+ Ví dụ: Để đủ sức khoẻ học tập và sinh hoạt, một ngày, một nữ sinh lớp 8 cần:
- Bữa sáng: bánh mì 65 gam, sữa đặc: 15 gam
- Bữa trưa: cơm 200 gam, đậu phụ 75 gam, thịt lợn 100 gam, dưa muối 100 gam
- Bữa tối: cơm 200 gam, cá 100 gam, rau 200 gam, đu đủ chín 100 gam
+ Nguyên tắc lập khẩu phần:
- Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
- Đảm bảm cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin
- Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
+ Trong khẩu phần ăn cần bổ sung rau quả tươi để tăng cường vitamin và chất xơ giúp hoạt động tiêu hoá dễ dàng hơn.