Sinh học 8 Bài 32: Chuyển hóa

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng

- Đồng hoá: quá trình tổng hợp các chất hữu cơ và tích luỹ năng lượng trong các sản phẩm tổng hợp.

- Dị hoá: là quá trình phân giải các chất hữu cơ và giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động sống, kể cả năng lượng cho đồng hoá.

Đặc điểm chuyển hóa của quá trình đồng hóa và dị hóa

Đặc điểm chuyển hóa của quá trình đồng hóa và dị hóa

- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể (khác nhau vể độ tuổi và trạng thái) là không giống nhau và phụ thuộc vào:

+ Lứa tuổi: ở trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, ngược lại ở người già, quá trình dị hoá lại lớn hơn đồng hoá.

+ Vào thời điểm lao động, dị hoá lớn hơn đồng hoá, ngược lại lúc nghi ngơi đổng hoá mạnh hơn dị hoá.

Hình 32.1 Sơ đồ chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào

Hình 32.1 Sơ đồ chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào

⇒ Như vậy trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong các tế bào.

⇒ Mọi hoạt động sống của cơ thể đều bất đầu từ sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của tế bào.

1.2. Chuyển hóa cơ bản

- Chuyển hóa cơ bản được tính bằng kJ trong 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể.

- Khi chuyển hóa cơ bản 1 người , nếu sự chênh lệch quá lớn -> đang ở trạng thái bệnh lí.

- Chuyển hoá cơ bản là quá trình sử dụng năng lượng tiêu dùng ở mức tối thiểu khi cơ thể ở trạng thái nghi ngơi hoàn toàn (khi đó cơ thể chỉ sử dụng nãng lượng cung cấp cho hoạt động của tim, của các cơ thể và duy trì thân nhiệt).

- Ở cơ thể bình thường, chuyển hoá cơ bản giữ ở một mức ổn định.

Previous Post Next Post