Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo dạ dày

- Dạ dày hình túi có dung tích 3 lít.
+ Thành cơ dày có 4 lớp

  • Lớp màng bọc ngoài.
  • Lớp cơ gồm 3 lớp cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo.
  • Lớp niêm mạc.
  • Lớp dưới niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị.

Hình 27.1 Cấu tạo dạ dày

Hình 27.1 Cấu tạo dạ dày

- Thí nghiệm “Bữa ăn giả”  trên chó của paplop:

+ Cắt thực quản, hứng phía dưới thực quản bằng cái dĩa.
+ Đục lỗ dạ dày, nối lỗ thủng với ống thoát bằng kim loại.
+ Cho chó ăn và quan sát, phân tích thành phần dịch vị.
Kết quả:

- Thành phần dịch vị gồm:

+ Nước :95%
+ Enzim pepsin,Axitclohiđric ( HCl ) và chất nhầy chỉ chiếm :5%

Hình 27.2 Thí nghiệm bữa ăn giả ở chó

Hình 27.2 Thí nghiệm bữa ăn giả ở chó

Hình 27.3 Cấu tạo thành niêm mạc dạ dày

Hình 27.3 Cấu tạo thành niêm mạc dạ dày

1.2. Tiêu hóa ở dạ dày

- Biến đổi lý học:

  • Dạ dày tiết dịch vị giúp hoà loãng thức ăn.
  • Dạ dày co bóp mạnh và nhào trộn thức ăn thấm đều dịch vị.

- Biến đổi hoá học:

  • Hoạt động của enzim pepsin phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 - 10 axit amin.

Hinh 27.4 Biến đổi hóa học ở dạ dày

Hinh 27.4 Biến đổi hóa học ở dạ dày

Bảng biến đổi thức ăn ở dạ dày

Bảng biến đổi thức ăn ở dạ dày

  • Các loại thức ăn khác như: lipit, gluxit… chỉ biến đổi về mặt lý học.
  • Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 - 6 tiếng tuỳ loại thức ăn.
  • Thức ăn được đẩy xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ ở dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.


Previous Post Next Post