1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thức ăn và sự tiêu hóa
- Hằng ngày trong cơ thể chúng ta diễn ra các quá trình oxi hóa các chất hữu cơ như prôtêin, lipit, gluxit để sinh ra năng lượng sống cần cho các hoạt động của tế bào. Vai trò của thức ăn chính là bù đắp lại sự hao hụt này. Ngoài ra thức ăn còn là nguyên liệu để xây dựng các tế bào mới thay thế cho các tế bào đã chết và giúp cơ thể lớn lên.
Hình 24.1 Các loại thức ăn thường ngày
+ Thức ăn sau khi ăn sẽ được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để hấp thụ.
Hình 24.2 Nguồn dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn
- Thức ăn gồm chất hữu cơ và chất vô cơ
- Chất hữu cơ: prôtêin, lipit, gluxit.… : bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa.
+ Chất vô cơ: Nước, muối khoáng: không bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa
Hình 24.3 Sơ đồ quá trình biến đổi thức ăn
- Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: Ăn và uống → đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa → tiêu hóa thức ăn → hấp thụ chất dinh dưỡng → thải phân.
- Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất cặn bã ra ngoài.
Hình 24.4 Các cơ quan tiêu hóa
1.2. Các cơ quan tiêu hóa
Bảng các cơ quan tiêu hóa
+ Khoang miệng gồm răng và lưỡi.
+ Hầu là đoạn thông giữa khoang miệng với thực quản.
+ Thực quản là đoạn đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày.
+ Dạ dày là phần rộng nhất của ống tiêu hóa, nằm giữa bụng hơi lệch về phía trái .
+ Ruột non dài từ 2.8 – 3m, nằm giữa khoang bụng.
+ Ruột già có hình dạng chữ U ngược.
+ Ruột thẳng là nơi trữ phân.
+ Ruột thừa ở bên phải phía dưới, là vết tích tiêu giảm của 1 cơ quan trong cơ thể động vật.
- Ruột thừa không còn chức năng, có thể gây phiền toái.