A. Lý thuyết
1.1. Quan sát bộ xương chim bồ câu
Bộ xương của chim bồ câu
- Cấu tạo của xương bồ câu:
+ Xương đầu: Xương sọ, hốc mắt lớn (nhỏ, nhẹ).
+ Xương cột sống (4 phần):
- 13 - 14 đốt sống cổ: cử động linh hoạt.
- 7 đốt sống ngực (lưng): đều mang xương sườn gắn với xương mỏ ác (có mấu lưỡi hái) → lồng ngực. tham gia vào hô hấp
- 10 đốt sống hông và đuôi (các đốt sống cùng, cụt).
- Xương chi:
+ Đai vai (xương bả, xương quạ, xương đòn) + các xương cánh.
+ Đai hông (xương chậu, xương háng, xương ngồi) + các xương chi sau.
- Các đặc điểm của bộ xương giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn:
+ Chi trước: biến đổi thành cánh.
+ Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực giúp vận động cánh.
+ Các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành một khối vững chắc.
+ Nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc.
1.2. Quan sát các nội quan
- Quy trình mổ chim bồ câu:
Cấu tạo trong của chim bồ câu
1. Thực quản; 2. Diều; 3. Dạ dày tuyến; 4. Dạ dày cơ; 5. Ruột; 6.Gan; 7. Tụy; 8. Tim; 9. Các gốc động mạch; 10. Khí quản; 11. Phổi; 12. Tì; 13. Thận; 14. Huyệt
- Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan:
+ Tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa: miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), ruột, huyệt.
- Tuyến tiêu hóa: gan, túi mật nhỏ, tụy.
+ Hô hấp: Khí quản, phổi và các túi khí.
+ Tuần hoàn: Tim, các gốc động mạch.
+ Bài tiết: Thận, xoang huyệt.
2. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được cấu tạo của bộ xương.
- Kể tên được các hệ cơ quan của chim bồ câu.