Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn

A. Lý thuyết

I. Bộ xương

Bộ xương thằn lằn

Bộ xương thằn lằn

1- Xương đầu; 2- Cột sống; 3- Xương sườn; 4- Đai chi trước

5- Các xương chi; 6- Đai chi sau; 7- Các xương chi sau; 8- Đốt sống cổ

- Gồm 3 phần:

  • Xương đầu.
  • Xương thân: Cột sống dài có 8 đốt sống cổ, có các xương sườn → Lồng ngực
  • Xương chi: Xương đai, các xương chi.

- Đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch → chỉ ra điểm sai khác:

  • Thằn lằn xuất hiện xương sườn → tham gia quá trình hô hấp.
  • Số lượng đốt sống cổ nhiều hơn (8 đốt, ếch có 1 đốt).
  • Cột sống dài có đốt sống đuôi dài.
  • Đai vai khớp với cột sống → chi trước linh hoạt.

⇒ Cấu tạo bộ xương hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn.

II. Các cơ quan dinh dưỡng

Cấu tạo trong của thằn lằn

Cấu tạo trong của thằn lằn

1- Thực quản; 2- Dạ dày; 3- Ruột non; 4- Ruột già; 5- Lỗ huyệt; 6- Gan; 7- Mật

8- Tụy; 9- Tim; 10- Động mạch chủ; 11- Tĩnh mạch chủ dưới

12- Khí quản; 13- Phổi; 14- Thận; 15- Bóng đái

16- Tinh hoàn; 17- Ống dẫn tinh; 18- Cơ quan giao phối

1. Tiêu hóa

- Cấu tạo giống ếch.

- Khác:

  • Ống tiêu hoá phân hoá rõ hơn.
  • Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
  • Thích nghi cao, có đủ nước cho hoạt động trên cạn.

2. Hệ tuần hoàn - hô hấp

Sơ đồ hệ tuần hoàn ở thằn lằn

Sơ đồ hệ tuần hoàn ở thằn lằn

1- Tim 3 ngăn với vách hụt (a) ở tâm thất (b), tâm nhĩ phải (c), tâm nhĩ trái (d)

2- Các mao mạch phổi; 3- Các mao mạch ở cơ quan

- Tim 3 ngăn (2TN - 1TT) xuất hiện vách ngăn hụt ở Tâm thất.

- 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn.

- Hô hấp:

  • Phổi có nhiều vách ngăn và mao mạch máu dày hơn.
  • Sự thông khí nhờ sự xuất hiện của cơ liên sườn → thay đổi thể tích lồng ngực.

c. Bài tiết

  • Thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thụ lại nước.
  • Nước tiểu đặc → chống mất nước.

III. Thần kinh và giác quan

- Bộ não: Gồm 5 phần:

Sơ đồ cấu tạo bộ não của thằn lằn

Sơ đồ cấu tạo bộ não của thằn lằn

A- Bộ não nhìn từ phía trên; B- Bộ não nhìn bên

1- Thùy khứu giác; 2- Não trước; 3- Thùy thị giác

4- Tiểu não; 5- Hành tủy; 6- Tủy sống

- Não trước, tiểu não phát triển → liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.

- Giác quan:

  • Tai xuất hiện ống tai ngoài.
  • Mắt xuất hiện mí thứ 3, đặc trưng cho động vật ở cạn.
  • Mũi: Vừa để thở, vừa là cơ quan khứu giác.

B. Trả Lời Câu Hỏi SGK

1. Giải bài 1 trang 129 SGK Sinh học 7

So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch?

Hướng dẫn giải

    Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có những bộ phận phát triển hơn so với xương ếch:

    • Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.
    • Cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.
    • Đuôi nhiều đốt sống nên đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự vận chuyển trên cạn.

    2. Giải bài 2 trang 129 SGK Sinh học 7

    Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo bên trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?

    Hướng dẫn giải

      Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là:

      • Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
      • Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.
      • Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn.
      • Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước.
      • Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.
      • Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được.

      3. Giải bài 3 trang 129 SGK Sinh học 7

      Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch?

      Hướng dẫn giải

      Previous Post Next Post