1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quan sát bộ xương ếch
Bộ xương ếch
1- Sọ, 2-Cột sống (có 1 đốt sống cổ), 3- Đốt sống cùng (trâm đuôi)
4- Các xương đai chi trước (đai vai), 5- Các xương chi trước
6-Xương đai hông, 7-Các xương chi sau
Xương đai chi trước và chi trước bên phải
- Cấu tạo: Bộ xương gồm:
- Xương đầu: Hộp sọ chứa não
- Xương thân: Cột sống, xương sườn
- Xương chi: Xương đai (đai vai, đai hông), các xương chi (chi trước, chi sau).
- Chức năng:
- Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể.
- Là nơi bám của cơ → di chuyển.
- Tạo khoang bảo vệ não, tuỷ và nội quan.
- Gồm nhiều xương khớp động với nhau...
- Cơ đùi → liên quan đến di chuyển...
1.2. Các nội quan
- Da ếch trần (trơn, ẩm ướt), mặt trong có nhiều mạch máu và túi bạch huyết → trao đổi khí
Hệ mạch dưới da
Cấu tạo trong của ếch
1- Tim, 2- Phối, 3- Gan, 4- Mật, 5- Dạ dày, 6- Ruột
7- Ruột thẳng, 8- Thận, 9- Ống dẫn nước tiểu, 10- Bóng đái, 11- Huyệt
12- Buồng trứng, 13- Ống dẫn trứng, 14- Tử cung, 15-Các gốc động mạch
16-Động mạch chủ, 17- Tĩnh mạch chủ dưới, 18- Tị
- Các đặc điểm giúp ếch thích nghi với đời sống trên cạn
+ Tiêu hóa:
- Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi.
- Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan- mật lớn, có tuyến tụy.
+ Hô hấp:
- Xuất hiện phổi, Hô hấp nhờ thềm miệng.
- Da ẩm, có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ trao đổi khí.
+ Tuần hoàn:
- Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn.
- Tim 3 ngăn: 2 tâm nhỉ và 1 tâm thất.
+ Bài tiết: Thận lọc nước tiểu đưa xuống bóng đái, thải ra ngoài qua lỗ huyệt.
+ Thần kinh:
- Não trước có thùy thị giác phát triển.
- Tiểu não kém phát triển.
- Các đặc điểm giúp ếch thích nghi với đời sống ở nước
+ Sinh dục:
- Ếch đực không có cơ quan giao phối.
- Ếch cái thụ tinh ngoài, đẻ trứng.