A. Lý thuyết
I. Một số đại diện sâu bọ khác
1. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính
Mọt hại gỗ
1- Mọt trưởng thành, 2- Giai đoạn ấu trứng,
3- Giai đoạn nhộng, 4- Đồ gỗ bị mọt đục rỗng
Bọ ngựa bắt mồi
Biến thái không hoàn toàn của chuồn chuồn
A- Giai đoạn ấu trùng (ở dưới nước)
B- Trưởng thành
Ve sầu
Ve vừa hút nhựa cây vừa kêu vào mùa hạ.
Ấu trùng ở đất, ăn rễ cây.
Bướm cải
A- Bướm cái, B- Bướm đực
C- Sâu non ăn lá cây
Ong mật đang thụ phấn
Sau khi lấy đầy 2 giỏ phấn ở chân sau (a), ong mật vô tình đã thụ phấn cho cây trồng
Muỗi và ruồi
A- Muỗi cái sau khi hút máu no, B- Ruồi thò vòi hút
2. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống
Sâu bọ phân bố rộng khắp các môi trường trên Trái Đất như: dưới nước, trên cạn, sống tự do và kí sinh. Ở đây cũng gặp rất nhiều sâu bọ, đặc biệt là ở thiên nhiên nhiệt đới.
Một số đại diện và môi trường sống
II. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn
1. Đặc điểm chung
- Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là:
- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Ngoài ra, sâu bọ còn có một số đặc điểm khác:
- Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
- Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động bản năng.
- Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác.
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
- Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.
2. Vai trò thực tiễn
Một số sâu bọ rất có ích. Thời cổ, người Ai Cập đã coi tổ ong mật như một xưởng bào chế dược phẩm. Nước ta có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa từ lâu đời. Tuy thế, một số lượng lớn sâu bọ phá hại cây trồng đáng kể, có thể làm giảm tới 20% sản lượng thu hoạch hằng năm.
B. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
Câu 1 trang 93 SGK Sinh học 7
Hãy cho biết một số sâu bọ có tập tính phong phú ở địa phương?
Hướng dẫn giải
- Một số sâu bọ có tập tính phong phú.
- Ong: tìm kiếm mồi, bảo vệ tổ, chăm sóc con non, sống thành xã hội.
- Kiến: săn mồi, bảo vệ tổ, chăm sóc con non, sống thành xã hội.
- Muỗi: giao hoan trong mùa sinh sản, đẻ trứng ở môi trường nước.
- Chuồn chuồn: đẻ trứng ở nước, giao hoan trong mùa sinh sản.
Câu 2 trang 93 SGK Sinh học 7
Trong số các đặc điểm chung của Sâu bọ, đặc điểm nào phân biệt chúng với các Chân khớp khác?
Hướng dẫn giải
- Đặc điểm phân biệt sâu bọ với các chân khớp khác:
- Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân bò và 2 đôi cánh.
Câu 3 trang 93 SGK Sinh học 7
Địa phương em có biện pháp nào chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?
Hướng dẫn giải
- Các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ các loài thiên địch.
- Sử dụng các thuốc trừ sâu sinh học.
- Bắt sâu bọ bằng tay hoặc bẫy.