Giáo án môn công nghệ lớp 3 kết nối tri thức cả năm | Kế hoạch bài dạy môn công nghệ lớp 3 kết nối tri thức cả năm

Dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án môn công nghệ lớp 3 kết nối tri thức cả năm | Kế hoạch bài dạy môn công nghệ lớp 3 kết nối tri thức cả năm.




Giáo án môn công nghệ lớp 3 kết nối tri thức cả năm với đầy đủ 35 tuần. Với mẫu môn công nghệ lớp 3 kết nối tri thức cả năm file word dưới đây sẽ giúp các thầy cô dễ dàng hơn trong việc soạn thảo giáo án cho năm học mới.

Dưới đây là nội dung chi tiết môn công nghệ lớp 3 kết nối tri thức cả năm theo chủ đề của bộ sách chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng tham khảo.

Link tải miễn phí file word full 35 tuần ở cuối trang. 

TUẦN 1

CÔNG NGHỆ

CHỦ ĐỀ 1: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ

Bài 01: TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ (T1)

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Năng lực đặc thù: Sau khi học, học sinh sẽ:

- Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

- Nêu được tác dụng một số sản phẩm công nghệ trong gia đình.

- Phát triển năng lực công nghệ: Nêu được vai trò của các sản phẩm công nghệ trong đời sống gia đình.

2. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ, tự học: Có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ những ngữ liệu cho sẵn trong bài học. Biết thu thập thông tin từ tình huống.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm. Có khả năng trình bày, thuyết trình… trong các hoạt động học tập.

3. Phẩm chất.

- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập, luôn tự giác tìm hiểu bài.

- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn sản phẩm công nghệ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Kế hoạch bài dạy, bài giảng Power point.

- SGK và các thiết bị, học liệu phụ vụ cho tiết dạy.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động:

- Mục tiêu:

+ Tạo không khí vui vẻ, khấn khởi trước giờ học.

+ Bước đầu giúp học sinh có cảm nhận khác nhau giữa đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

- Cách tiến hành:

- GV mở bài hát “Em yêu thiên nhiên” để khởi động bài học.

+ GV nêu câu hỏi: Trong bài hát bạn nhỏ yêu những gì?

 

+ Vậy thiên nhiên có những gì mà bạn nhỏ yêu nhỉ?

- GV Nhận xét, tuyên dương.

- GV dẫn dắt vào bài mới

- HS lắng nghe bài hát.

 

+ Trả lời: Trong bài hát bạn nhỏ yêu thiên nhiên, yêu mẹ cha, yêu Bác Hồ..

+ HS trả lời theo hiểu biết của mình.

- HS lắng nghe.

2. Khám phá:

- Mục tiêu: Phân biệt được đối tượng tự nhiên và sản phẩm công nghệ.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 1. Tìm hiểu về thiên nhiên và sản phẩm công nghệ. (làm việc cá nhân)

- GV chia sẻ các bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời học sinh quan sát và trình bày kết quả.

+ Em hãy quan sát và gọi tên những đối tượng có trong hình 1.

+ Trong những đối tượng đó, đối tượng nào do con người làm ra, đối tượng nào không phải do con người làm ra?

- GV mời các HS khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt HĐ1 và mời HS đọc lại.

Sản phẩm công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Đối tượng tự nhiên không phải do con người tạo ra mà có sẵn trong tự nhiên như: động vật, thực vật, đất, nước,...

 

 

- Học sinh đọc yêu cầu bài và trình bày:

+ a. cây xanh; b. nón lá; c. núi đá trên biển; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi.

+ Những đối tượng do con người làm ra: b. nón lá; d. đèn đọc sách; e. quạt; g. Tivi.

+ Những đối tượng không phải do con người làm ra: a. cây xanh; c. núi đá trên biển;

 

 

 

 

- HS nhận xét ý kiến của bạn.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung HĐ1

Hoạt động 2. Tác dụng của một số sản phẩm công nghệ trong gia đình. (làm việc nhóm 2)

- GV chia sẻ một số bức tranh và nêu câu hỏi. Sau đó mời các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả.

+ Quan sát tranh, dựa vào các từ gợi ý: giải trí, làm mát, chiếu sáng, bảo quản thực phẩm Em hãy nêu tác dụng của các sản phẩm công nghệ có tên trong hình.

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

- GV chốt nội dung HĐ2 và mời HS đọc lại:

Các sản phẩm công nghệ có vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Càng ngày những sản phẩm công nghệ càng hiện đại giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày:

+ Tivi, máy thu thanh: có tác dụng giải trí.

+ Quạt điện: có tác dụng làm mát.

+ Tủ lạnh: có tác dụng bảo quản thực phẩm.

Bóng đèn điện: có tác dụng chiếu sáng.

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

- 1 HS nêu lại  nội dung HĐ2

3. Luyện tập:

- Mục tiêu:

+ Xác định và nêu được một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.

- Cách tiến hành:

Hoạt động 3. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 2)

- GV mời các nhóm quan sát trong lớp học, ngoài sân trường và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên.

- Mời đại diện các nhóm trình bày

 

 

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

Hoạt động 4. Thực hành quan sát và nêu một số sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên. (Làm việc nhóm 4)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và kể tên các sản phẩm công nghệ mà em biết có tác dụng như mô tả dưới đây:

- GV mời các nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét chung, tuyên dương.

 

 

 

- Học sinh chia nhóm 2, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày những sản phẩm công nghệ và đối tượng tự nhiên mà nhóm vừa quan sát được.

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

- Học sinh chia nhóm 4, đọc yêu cầu bài và tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày

+ Làm mát căn phòng: quạt, máy điều hoà,...

+ Chiếu sáng căn phòng: Bóng đèn điện,...

+ Cất giữ bảo quản thức ăn: tủ lạnh,...

+ Chiếu những bộ phim hay: Tivi,...

+ Làm nóng thức ăn: bếp điện, bếp ga,...

- Các nhóm nhận xét.

- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.

4. Vận dụng.

- Mục tiêu:

+ Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.

+ Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Tạo không khí vui vẻ, hào hứng, lưu luyến sau khi học sinh bài học.

- Cách tiến hành:

- GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh-Ai đúng”.

- Chia lớp thành 2 đội (hoặc 4 đội chơi, tuỳ vào thực tế), viết những sản phẩm công nghệ mà em biết.

- Cách chơi:

+ Thời gian: 2-4 phút

+ Mỗi đội xếp thành 1 hàng, chơi nối tiếp.

+ Khi có hiệu lệnh của GV các đội lên viết tên những sản phẩm công nghệ mà em biết.

+ Hết thời gian, đội nào viết được nhiều sản phẩm, đội đó thắng.

- GV đánh giá, nhận xét trò chơi.

- Nhận xét sau tiết dạy, dặn dò về nhà.

 

- Lớp chia thành các đội theo yêu cầu GV.

 

- HS lắng nghe luật chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm

 

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí


Previous Post Next Post