Dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô và các em học sinh cùng quý phụ huynh tài liệu Đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 4 theo từng tuần file word.
Tài liệu gồm đề kiểm tra môn tiếng việt lớp 4 theo từng tuần, giúp học sinh luyện tập, ôn tập, củng cố kiến thức của tuần học để chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi quan trọng trong năm.
Tài liệu đầy đủ 35 tuần học theo chương trình mới. Link tải ở cuối trang.
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TUẦN TIẾNG VIỆT 4
I- Bài tập về đọc hiểu
Phép màu giá bao nhiêu?
Một cô bé tám tuổi có em trai An-đờ-riu đang bị bệnh rất nặng mà gia đình không có tiền chạy chữa. Cô nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được An-đờ-riu”.
Thế là cô bé về phòng mình, lấy ra con heo đất giấu kĩ trong tủ. Cô đập heo, dốc hết tiền và đếm cẩn thận. Rồi cô lén đến hiệu thuốc, đặt toàn bộ số tiền lên quầy, nói:
- Em của cháu bị bệnh rất nặng, bố cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được. Cháu đến mua phép màu. Phép màu giá bao nhiêu ạ ?
- Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc! – Người bán thuốc nở nụ cười buồn, cảm thông với cô bé.
- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?
Một vị khách ăn mặc lịch sự trong cửa hàng chăm chú nhìn cô bé. Ông cúi xuống, hỏi:
- Em cháu cần loại phép màu gì?
- Cháu cũng không biết ạ - Cô bé rơm rớm nước mắt. – Nhưng, cháu muốn lấy hết số tiền dành dụm được để mua về cho em cháu khỏi bệnh.
- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi.
Cô bé nói vừa đủ nghe:“Một đô-la, mười một xu ạ .”
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ giá của phép màu.”
Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói:
- Dẫn bác về nhà cháu nhé! Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.
Người đàn ông đó là bác sĩ Các-ton Am-strong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Chính ông đã đưa An-đờ-riu đến bệnh viện và mổ cho cậu bé không lấy tiền. Ít lâu sau, An-đờ-riu về nhà và khỏe mạnh. Bố mẹ cô bé đều nói: “Mọi chuyện diễn ra kì lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi!”. Còn cô bé chỉ mỉm cười. Em đã hiểu và biết được giá của phép màu kì diệu đó.
(Theo báo Điện tử)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Chuyện gì đã xảy ra với em trai và bố mẹ của cô bé?
a- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ phải đưa em đến bệnh viện ngay để mổ.
b- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ không đủ tiền mua phép màu để cứu em.
c- Em trai bị bệnh rất nặng, bố mẹ nghĩ chỉ có phép màu mới cứu được em.
2. Muốn em trai khỏi bệnh, cô bé đã làm gì?
a- Lấy tất cả tiền trong heo đất, lẻn ra hiệu thuốc để hỏi mua phép màu.
b- Lẻn ra hiệu thuốc để tìm người có thể tạo ra phép màu chữa bệnh cho em.
c- Vào phòng mình, ngồi cầu khấn phép màu xuất hiện chữa bệnh cho em.
3. Bác sĩ Am-strong đã làm gì để có phép màu?
a- Đưa thêm tiền để cô bé đủ tiền mua phép màu
b- Chỉ dẫn cho cô bé đến được nơi bán phép màu
c- Đưa em cô bé vào viện chữa bệnh, không lấy tiền.
(4). Dòng nào dưới đây nói đúng nhất “giá” của “phép màu kì diệu” trong bài?
a- Giá của phép màu là tất cả số tiền của cô bé: một đô la, mười một xu
b- Giá của phép màu là niềm tin của cô bé và lòng tốt của người bác sĩ
c- Giá của phép màu là lòng tốt của người bác sĩ gặp cô bé ở hiệu thuốc
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống và chép lại
a) l hoặc n
….ên…..on mới biết….on cao
….uôi con mới biết công…ao mẹ thầy.
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
b) an hoặc ang
Hoa b…..xòe cánh trắng
L…tươi màu nắng v……
Cành hồng khoe nụ thắm
Bay l…..hương dịu d…..
(Theo Nguyễn Bao)
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
………………………………………………………………..
2. Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ và viết vào bảng :
Tiếng | Âm đầu | Vần | Thanh |
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ | M ……………… ……………… ……………… …………….... ……………… ……………… ……………… | ôt ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… ……………… | nặng ………………. ………………. ………………. ……………… ………………. ………………. ……………… |
(3). Tìm và ghi lại 4 từ láy ấm có cặp vần âp - ênh:
M: gập ghềnh
(1)…………………. (3)…………………. | (2)…………………. (4)…………………. |
4. a) Cho tình huống sau: Một bạn chạy va vào một em bé làm em bé ngã
Hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo một trong hai trường hợp sau:
(1) Bạn nhỏ để mặc em bé ngã
(2) Bạn nhỏ dừng lại để hỏi han và giúp em bé.
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
b) Em hãy tưởng tượng và viết đoạn văn (khoảng 5 câu) kể tiếp sự việc diễn ra theo trường hợp còn lại (chưa viết ở bài a)
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
……………………………………………………………
Tuần 2
I- Bài tập về đọc hiểu
“Ông lão ăn mày” nhân hậu
Người ta gọi ông là “Ông lão ăn mày” vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai thứ gì.
Có lẽ ông chưa ngoài 70 tuổi nhưng công việc khó nhọc, sự đói rét đã làm ông già hơn ngày tháng. Lưng ông hơi còng, tóc ông mới bạc quá nửa nhưng đôi má hóp, chân tay khô đét và đen sạm. Riêng đôi mắt vẫn còn tinh sáng. Ông thường ngồi đan rổ rá trước cửa nhà tôi. Chỗ ông ngồi đan, đố ai tìm thấy một nút lạt, một cọng tre,một sợi mây nhỏ.
Một hôm, trời đang ấm bỗng nổi rét. Vừa đến cửa trường, thấy học trò tụ tập bàn tán xôn xao, tôi hỏi họ và được biết : dưới mái hiên trường có người chết.
Tôi hồi hộp nghĩ: “Hay là ông lão….”. Đến nơi, tôi thấy ngay một chiếc chiếu cuốn tròn, gồ lên. Tôi hỏi một thầy giáo cùng trường:
- Có phải ông cụ vẫn đan rổ rá phải không?
- Phải đấy! Ông cụ khái tính đáo để! Tuy già yếu, nghèo đói, ông cụ vẫn tự kiếm ăn, không thèm đi xin.
Chiều hôm sau, lúc tan trường, tôi gặp một cậu bé trạc mười tuổi, gầy gò, mặc chiếc áo cũ rách, ngồi bưng mặt khóc ở đúng chỗ ông lão mất đêm kia.
Tôi ngạc nhiên, hỏi:
- Sao cháu ngồi khóc ở đây?
- Bố mẹ cháu chết cả. Cháu đi đánh giầy vẫn được ông cụ ở đây cho ăn, cho ngủ. Cháu bị lạc mấy hôm, bây giờ về không thấy ông đâu…
Cậu bé thổn thức mãi mới nói được mấy câu. Tôi muốn báo cho cậu biết ông cụ đã chết nhưng sự thương cảm làm tôi nghẹn lời.
(Theo Nguyễn Khắc Mẫn)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các từ ngữ tả ngoại hình của “Ông lão ăn mày”?
a- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân khô đét; tay đen sạm; mắt còn tinh sáng
b- Lưng hơi còng; tóc bạc quá nửa; má hóp; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng
c- Lưng còng; tóc bạc; má hóp; môi khô nẻ; chân tay khô đét; đen sạm; mắt còn tinh sáng
2. Dòng nào dưới đây nêu đúng hai chi tiết cho thấy cậu bé đánh giày là một người sống có tình có nghĩa?
a- Ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất; thổn thức mãi mới nói được mấy câu.
b- Thổn thức mãi mới nói được mấy câu; đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn.
c- Đi đánh giày vẫn được ông cụ cho ăn; ngồi bưng mặt khóc ở chỗ ông cụ mất.
3. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ các chi tiết cho thấy “Ông lão ăn mày” là người có lòng tự trọng và biết thương người?
a- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; tự làm việc để kiếm ăn, không đi xin người khác; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ
b- Chưa hề chìa tay xin ai thứ gì; ngồi đan rổ rá đểm kiếm sống; sống cùng với cậu bé đánh giày dưới mái hiên trường
c- Giữ thật sạch chỗ ngồi đan rổ rá; cho cậu bé mồ côi ăn nhờ, ngủ nhờ; chết trong tấm chiếu cuốn tròn ở dưới mái hiên
(4). Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với ý nghĩa của câu chuyện?
a- Chết trong còn hơn sống nhục
b- Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm
c- Đói cho sạch, rách cho thơm
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Điền vào chỗ trống rồi chép lại các thành ngữ, tục ngữ:
a) s hoặc x
-….inh…au đẻ muộn/…………………………
-….ương …..ắt da đồng/………………………
b) ăn hoặc ăng
-……ngay nói th…./……………………….
-tre già m…..mọc /…………………………
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu tục ngữ, ca dao nói về lòng nhân hậu, tình đoàn kết :
a) Chị ngã em ……….
b) Ăn ở có………..mười phần chẳng thiệt
c) Vì tình vì………………không ai vì đĩa xôi đầy
d) Ngựa chạy có bầy, chim bay có……………
e) Khi đói cùng chung một dạ, khi rét cùng chung một……………..
(Từ cần điền: nhân, nghĩa, bạn, lòng, nâng )
3. Tìm từ phức có tiếng hiền điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
a) Bạn Mai lớp em rất…………..
b) Dòng sông quê tôi chảy……………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
c) Ngoại luôn nhìn em với cặp mắt…………………………..
4. a) Ghi lại chi tiết ở đoạn 2 (“Có lẽ…sợi mây nhỏ.” ) trong câu chuyện trên cho thấy “Ông lão ăn mày” có tính cẩn thận, sạch sẽ, không để người khác phải chê trách:
……………………………………………………………………..
b) Hãy hình dung cậu bé đánh giày về kịp lúc “Ông lão ăn mày” sắp mất và viết đoạn văn kể lại một vài hành động của cậu.
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Tuần 3
I- Bài tập về đọc hiểu
Một vị bác sĩ
Xưa có một vị bác sĩ danh tiếng, lòng nhân đạo vang dội khắp nơi. Một ngày nọ, người ta mời ông đến chữa bệnh miễn phí cho một người đàn ông nghèo, thất nghiệp. Ông không từ chối.
Sau khi khám mạch cho bệnh nhân, bác sĩ bảo với vợ người bệnh: “Thôi tôi hiểu bệnh của anh ấy rồi! Đây là thứ thuốc chị cần cho anh ấy dùng để mau khỏi ”. Nói xong, ông đưa cho chị ta một cái hộp to, nặng rồi ra về.
Các bạn có biết hộp đựng gì không? Thật bất ngờ, khi chị vợ mở hộp ra cho chồng uống thuốc, chị kinh ngạc thấy toàn tiền là tiền. Tiền nén, tiền vàng, nhiều vô kể so với kẻ nghèo khổ bần hàn như gia đình chị. Như một lẽ tự nhiên, anh chồng hết bệnh ngay sau khi có món tiền đó. Thật ra anh không có bệnh gì ngoài chứng buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp. Vị bác sĩ nhân ái kia đã thấu hiểu điều đó và cho một bài thuốc “trúng bệnh”. Đấy là hành động mà đôi vợ chồng kia không bao giờ quên trong suốt cuộc đời. Về sau, mọi người đều biết vị cứu tinh cao quý nọ chính là ngài Gâu-xmít- một con người cho đến nay vẫn được ca ngợi trong lịch sự y học.
(Theo Nguyễn Phúc)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Vì sao thứ thuốc mà bác sĩ cho người đàn ông nghèo lại khiến người vợ phải kinh ngạc ?
a- Vì nó có quá nhiều vị thuốc rất quý
b- Vì đó không phải thuốc mà toàn là tiền
c- Vì đó là hộp chứa đầy vàng bạc quý giá
2. Sau khi nhận được “thuốc” của vị bác sĩ, bệnh tình của người đàn ông thế nào?
a- Vẫn không khỏi bệnh
b- Sức khỏe khá dần lên
c- Hết bệnh ngay
3. Nguyên nhân nào khiến người đàn ông nghèo mắc bệnh?
a- Buồn khổ vì không có tiền mua thuốc
b- Buồn khổ vì nghèo đói và thất nghiệp
c- Chưa có bài thuốc nào chữa đúng bệnh
(4). Lí do chủ yếu nào khiến vị bác sĩ xác định đúng “bệnh” và chữa khỏi “bệnh” cho người đàn ông ?
a- Vì có trình độ giỏi và tay nghề cao
b- Vì luôn chữa miễn phí cho bệnh nhân
c- Vì biết cảm thông và có lòng nhân ái
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
1. Tìm 2 từ ngữ có tiếng in đậm và ghi vào ô trống :
tranh | chanh | trải | chải | |
M: tranh giành …………. | …………… …………… | ……………… ……………….. | ……………. ……………. |
trổ | trỗ | chẻ | chẽ | |
…………….. ……………. | …………… …………… | …………….. .……………. | ……………… ……………… |
2. Gạch chéo (/) để phân tách các từ trong hai câu thơ dưới đây và viết vào 2 nhóm :
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
(Tố Hữu)
- Từ đơn :…………………………………………………
- Từ đơn :…………………………………………………
3. Tìm từ khác nhau có tiếng nhân điền vào từng chỗ trống cho thích hợp:
a) Bác Tâm đã mở rộng vòng tay…………. đón nhận những đứa trẻ gặp khó khăn.
b) Hội đã lập quỹ……….. để giúp đỡ những người không nơi nương tựa.
c) Ở xóm tôi ai cũng khen bà cụ Bính là một người…………………….
4. a) Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp :
Bé cầm quả lê to và hỏi xem có phải lê không chia thành nhiều múi như cam là để dành riêng cho bé phải không. Quả lê nói là lê không chia thành nhiều múi không phải để dành riêng cho bé mà để bé biếu bà cả quả. Bé reo lên vui vẻ rồi đem biếu quả lê cho bà.
(Lời dẫn trực tiếp)
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
b) Dựa vào câu mở đoạn, viết tiếp 4-5 câu để hoàn chỉnh đoạn như thăm hỏi ông bà
Bà ơi, dạo này bà có khỏe không ?................................................................
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..