1. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.1. Lí do chọn sáng kiến:
Lịch sử là một trong những bộ môn khoa học rất quan trọng, vì môn Lịch sử giúp các em biết được quá trình phát triển của lịch sử loài người, nhất là biết được quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, sự biết ơn những người có công với đất nước, từ đó các em ý thức được trách nhiệm của mình đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.Tuy nhiên, trong những năm gần đây do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn Lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Để học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử hơn, trong thời gian qua, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhưng trên thực tế đa số giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng chưa quan tâm đến khai thác các kênh hình trong sách giáo khoa hoặc chỉ dùng kênh hình như là hình ảnh minh họa mà quên đi chính nó là tư liệu không thể thiếu giúp học sinh tự mình khai thác kiến thức nhờ đó mà các em cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu sắc hơn kiến thức Lịch sử.
Tuy nhiên, làm thế nào để khai thác tốt, nhằm phát huy đúng vị trí, vai trò của kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử thì kĩ năng khai thác kênh hình của giáo viên đóng vai trò quyết định. Vì vậy nắm được những kĩ năng cơ bản để khai thác kênh hình sách giáo khoa phục vụ cho việc giảng dạy là sự cần thiết về chuyên môn của giáo viên nói chung và giáo viên Lịch sử nói riêng hiện nay.
Để góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các kênh hình, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử bản thân tôi xin trình bày sáng kiến:“Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả việc khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử 8,9”
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Với việc nghiên cứu đề tài này, giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy học hiệu quả hơn, học sinh tích cực chủ động trong việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của bài học. Kênh hình trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là một nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, vì một số bài viết trong sách giáo khoa còn có nhiều nội dung để bỏ ngỏ, yêu cầu học sinh thông qua làm việc với tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ... để tìm tòi, khám phá những kiến thức mới, cần thiết liên quan đến nội dung bài học. Ngoài ra việc khai thác tốt kênh hình sẽ tạo nên một không gian sinh động trong giờ học, giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức và học sinh sẽ nhớ kĩ, hiểu sâu hơn những kiến thức đã học. Bên cạnh đó, còn góp phần phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, nhận xét, đánh giá và tư duy ngôn ngữ cho học sinh. Khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh, thông qua các kênh hình về các bản đồ, sơ đồ, về các nhân vật lịch sử cũng như về các sự kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới, học sinh được khắc sâu và ghi nhớ những nội dung của bài học.
2. PHẦN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng:
2.1.1. Thuận lợi
Ngay từ đầu năm học được phòng GD - ĐT tổ chức các buổi tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đổi mới phương pháp dạy, học. Luôn bổ sung đầy đủ các tài liệu, sách tham khảo, đồ dùng dạy học để giáo viên tìm kiếm các thông tin liên quan đến bài dạy. Bên cạnh đó bản thân luôn tích cực tìm kiếm những thông tin bổ ích có liên quan đến nội dung bài dạy như tranh ảnh, tư liệu, phim tài liệu, truyện kể về lịch sử...Đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Đa số học sinh đều ngoan, tích cực hào hứng muốn được tự mình khám phá nội dung của các kênh hình nên đã đưa lại hiệu quả khá cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
2.1.2. Khó khăn:
Một số phụ huynh nhận thức chưa đúng về vai trò, vị trí của bộ môn nên cho đó là môn học phụ.
Một số học sinh còn lười học và chưa có sự say mê môn học Lịch sử, cho nên việc ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử...còn yếu. Nhiều em chưa độc lập suy nghĩ để trả lời một câu hỏi mà chỉ đọc nguyên văn trong sách giáo khoa .
Vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức như vẫn còn sử dụng phương pháp dạy học “thầy nói, trò nghe ”, thuyết trình một chiều... Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Một số giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang hình thức minh hoạ cho bài giảng.
Từ thực trạng nói trên nên chất lượng khảo sát đối với bộ môn Lịch sử khối 8,9 năm học 2017-2018 tỷ lệ học sinh trung bình và yếu còn khá cao. Cụ thể như sau :
Khối | TSHS | Giỏi | Khá | TB | Yếu | ||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||
8 | 112 | 15 | 13.4 | 35 | 31.2 | 49 | 43.8 | 13 | 11.6 |
9 | 140 | 25 | 17.9 | 45 | 32.1 | 62 | 44.3 | 08 | 5.7 |
Từ thực trạng bản thân tôi đưa ra kinh nghiệm khai thác kênh hình trong dạy môn Lịch sử 8,9.
2.2. Các giải pháp :
2.2.1. Đối với giáo viên:
-Nắm các loại kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử. Các loại kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử gồm các loại như: Bản đồ, lược đồ lịch sử, tranh, ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh minh họa về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, quân sự…
-Phải nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình.
Việc nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình đóng một vai trò rất quan trọng, giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức khai thác kênh hình trên lớp.
Để nắm được kiến thức cơ bản của kênh hình, giáo viên cần tham khảo tài liệu như các loại sách tham khảo, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng, qua mạng Intenet…..
-Xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình.
Việc xác định mục đích cần hướng đến khi khai thác kênh hình, là nhằm tránh sự chệch hướng trong quá trình khai thác và để đạt hiệu quả cao nhất sau khi khai thác.
-Thiết kế câu hỏi hợp lý, trọng tâm.
Câu hỏi hợp lý, trọng tâm, có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những phát huy được tính tích cực, phát triển khả năng tư duy của học sinh; mà còn giúp học sinh hiểu sâu, nhớ kĩ những kiến thức được tìm hiểu...
Hướng dẫn học sinh quan sát ( từ tổng thể đến chi tiết ), kết hợp miêu tả, phân tích, đàm thoại thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của giáo viên để học sinh tự rút ra được ý nghĩa của kênh hình đó. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, cá nhân hoặc toàn lớp…
Hiệu quả sử dụng kênh hình còn phụ thuộc vào sự ham muốn của học sinh, giáo viên phải là người đưa ra tình huống có vấn đề để kích thích sự hiểu biết của học sinh, khơi dậy niềm đam mê của học sinh đối với môn học.
2.2.2. Đối với học sinh:
Học sinh phải có sự chủ động lĩch hội tri thức Lịch sử ngay ở nhà nghĩa là mỗi cá nhân học sinh cần phải chuẩn bị các bài soạn, nội dung kênh hình trong sách giáo khoa.
Để thực hiện tốt phương pháp học tốt này đòi hỏi các em phải có sự chuẩn bị chu đáo, đọc trước nội dung sách giáo khoa, tập suy nghĩ và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung của bài học và nội dung của kênh hình trong sách giáo khoa. Nếu có bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh...học sinh phải đọc kĩ phần chú giải, các kí hiệu của kênh hình, tập mô tả, trình bày diễn biến ...Nếu các em chưa hình dung được cách khai thác kênh hình thì có thể làm theo các bước sau: Kênh hình đó là kênh gì ? kênh hình đó nói về cái gì ? Tác dụng của nó đối với phần nào của bài học ? Tại sao sách giáo khoa lại dẫn kênh hình đó vào ? Bên cạnh đó học sinh còn có thể tham khảo các tài liệu khác để phục vụ cho bài học của mình. Có thực hiện được như vậy thì mới đem lại kết quả trong việc lĩnh hội kiến thức.
2.2.3. Các phương pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Lịch sử:
* Phương pháp khai thác bản đồ và lược đồ:
Giáo viên giới thiệu cụ thể tên bản đồ, lược đồ và giải thích rõ các kí hiệu trên đó sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung lịch sử.
+ Cách một: Giáo viên gợi ý cho học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng những câu hỏi để gợi ý học sinh nắm được nội dung lịch sử cuối cùng giáo viên lược thuật ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên bản đồ, lược đồ
Ví dụ. Hình 95: Lược đồ căn cứ Hương Khê (SGK Lịch Sử 8 trang 130)
...
Nguồn: ST
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/