Skkn Hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học THCS thông qua việc phân loại dạng bài tập

 


PHẦN 1.  MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:

Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội của đất nước. Chínhvì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh.

Hóa học là môn học có nội dung kiến thức gắn liền với sự vật và hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, hóa học là khoa học thực nghiệm. Ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập hóa học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy – học hóa học ở trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng. Việc thực hiện các bài tập hóa học là cơ sở để các em có điều kiện củng cố, khắc sâu hơn về kiến thức, đồng thời nó giúp học sinh giải thích được nhiều hiện tượng thú vị trong cuộc sống. Bài tập hóa học giúp người giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch sát với từng đối tượng. Dạy học hóa học phải gắn liền với việc giải các bài tập, “học phải đi đôi với hành”, nó phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tăng cường kỹ năng thực hành, qua đó còn tạo cho học sinh hứng thú, say mê, yêu thích môn học, nâng cao niềm tin, lòng yêu khoa học.

Tuy nhiên, ở bậc THCS hóa học được xem là một môn mới vì các em lên lớp 8 mới được tiếp cận, mà khối lượng kiến thức học sinh cần tiếp thu tương đối nhiều lại khá trừu tượng, đó sẽ là một môn khó nếu các em không nắm được kiến thức để giải quyết các bài tập cơ bản của bộ môn. Trong thực tế giảng dạy môn hóa học thì bài tập được hiểu là vấn đề đặt ra đòi hỏi học sinh phải tư duy logic, vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các bài tập. Bài tập hóa học có tác dụng củng cố, kiểm tra, khắc sâu kiến thức, thúc đẩy sự rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo về viết phương trình, nhớ kí hiệu hóa học, hóa trị, …,rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực sáng tạo. Giáo viên giảng dạy môn hóa học muốn có kiến thức vững vàng, ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy còn phải nắm vững các dạng bài tập hóa học của từng nội dung kiến thức, biết hệ thống các dạng bài tập cơ bản và cách giải tổng quát, biết sử dụng bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp, nhằm phát triển tư duy sáng tạo của học sinhTHCS, giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các bậc học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nước nhà. Vì vậy, tôi chọn sáng kiến “Hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học THCS thông qua việc phân loại dạng bài tập”.

2. Điểm mới của sáng kiến:

Việc phân loại dạng bài tập hóa học đã được nhiều người nghiên cứu, tuy nhiên mỗi người có những cách phân loại dạng bài tập khác nhau. Với đề tài của tôi sẽ giúp bạn đọc có được phương pháp giải bài tập tổng quát, đặc biệt là phương pháp giải sáng tạo, nhanh gọn, rất hữu ích trong việc giải bài tập trắc nghiệm.

PHẦN 2.   NỘI DUNG

1. Thực trạng của vấn đề:

Trong quá trình giảng dạy môn hóa ở trường THCS tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức của học sinh để làm các bài tập còn rất hạn chế. Thực tế khi giảng dạy đa số học sinh đều nắm được lý thuyết, nhưng khi giáo viên đưa ra các bài tập thì các em rất lúng túng, không giải được. Đa số các tiết dạy giáo viên thường chú trọng lý thuyết, thời gian rèn luyện tư duy cho học sinh thông qua giải bài tập còn hạn chế nên học sinh tiếp thu kiến thức còn hời hợt, độ bền và nhớ kiến thức không lâu. Việc tạo hứng thú và niềm tin cho học sinh trong quá trình học gặp nhiều khó khăn.

Ngay từ đầu năm học 2017 – 2018, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng giải bài tập môn hóa học của học sinh khối 9 và nhận thấy đa số các em vận dụng chậm, không làm được các bài tập.

Cụ thể:

Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

91

29

02

6,9

6

20,7

13

44,8

6

20,7

2

6,9

92

29

03

10,3

7

24,1

11

38,0

6

20,7

2

6,9

Tổng

58

05

8,6

13

22,4

24

41,4

12

20,7

4

6,9

Kết quả hạn chế như vậy là do:

1.1. Về giáo viên

Một số giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học, đang dạy học theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là “đọc – chép” do đó chỉ truyền thụ cho học sinh lý thuyết mà chưa rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập. Mặt khác với thời lượng 45 phút dung lượng bài dài nên giáo viên chỉ tập trung vào lý thuyết chưa đầu tư để hướng dẫn học sinh phân loại các dạng bài tập.

Trong giảng dạy một số giáo viên thường sử dụng phương pháp chia nhóm cho học sinh thảo luận và tìm ra kết quả sau đó kết luận đúng, sai, việc giảng dạy các bài tập nếu theo phương pháp này sẽ không có kết quả cao vì khả năng tư duy của các em là khác nhau, các em học yếu, kém, trung bình chưa kịp tư duy thì các em khá giỏi đã đưa ra kết luận, vì vậy nếu không được hướng dẫn phân loại các dạng bài tập, phương pháp giải thì có thể học sinh sẽ đoán mò mà không nắm kiến thức.

1.2. Về học sinh.

Một số học sinh chưa bắt kịp được với việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều em chưa nắm được các kiến thức cơ bản như tính chất vật lý, tính chất hóa học, chưa hiểu bài, không biết vận dụng kiến thức. Mặt khác các em lại mới làm quen với môn học nên còn nhiều bỡ ngỡ, chưa biết cách ứng dụng để giải quyết vấn đề, vì vậy khi gặp bài tập đa số các em không biết định hướng cách giải.

2. Nội dung sáng kiến.

Qua thực trạng trên, tôi nhận thấy việc hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học thông qua việc phân loại dạng bài tập là rất cần thiết. Sau đây là các dạng bài tập hóa học cơ bản ở cấp THCS mà tôi đã phân loại.

2.1. Các dạng bài tập định tính.

2.1.1. Dạng bài tập củng cố các khái niệm, định nghĩa, quy tắc, tính chất.

Đây là các bài tập đơn giản, muốn làm được các bài tập này đòi hỏi học sinh phải nắm được các kiến thức cơ bản của bài học, từ đó giúp học sinh nhớ các kiến thức lâu hơn.

Ví dụ 1:

Vì sao khí hidro được dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không?

Để giải thích được câu hỏi này học sinh phải nắm được tính chất vật lý của hidro.  Nguyên tử khối của hidro là 1, phân tử khối là 2, hidro là chất khí nhẹ nhất nên được dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không.

Ví dụ 2:

Phân loại và gọi tên các chất sau: HNO3, HCl, Fe2O3, SO2, Ca(OH)2, NaCl, Al(OH)3, AgNO3.

Để làm được dạng toán này học sinh phải nắm định nghĩa, cách gọi tên các loại hợp chất vô cơ: oxit, axit, bazơ, muối.

+ Oxit :  Fe2O3: Sắt (III) oxit

SO2: Lưu huỳnh đioxit.

+ Axit: HNO3:Axit nitric

HCl: Axit clohidric.

+ Bazơ: Ca(OH)2: Canxi hidroxit

Al(OH)3: Nhôm hidroxit.

+ Muối: NaCl: Natri clorua.

AgNO3: Bạc nitrat.

2.1.2. Dạng bài tập giải thích hiện tượng hóa học.

Đối với dạng bài tập này học sinh phải hiểu được tính chất hóa học của chất để vận dụng giải thích và viết PTHH.

Ví dụ 1.

          Cho CO2lội chậm qua nước vôi trong, sau đó thêm nước vôi trong vào dung dịch thu được.

Giải:

CO2  +  Ca(OH)2    CaCO3  +  H2O  (Xuất hiện vẩn đục)

CaCO3  +  CO2  +  H2O    Ca(HCO3)2(Kết tủa tan ra tạo thành dung dịch không màu)

Ca(OH)2  +  Ca(HCO3)2     2CaCO3  +    2H2O  (Xuất hiện vẩn đục)

Ví dụ 2.

         Hoà tan Fe bằng dd HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí.

         Giải:

Fe  +  2HCl   FeCl2  +  H2  (có khí thoát ra)

2FeCl2  +  Cl2   2FeCl3       (Dung dịch có màu vàng nâu)

FeCl2  +  2KOH     Fe(OH)­2  +  2KCl   (Xuất hiện kết tủa trắng xanh)

4Fe(OH)2 + O2  +  2H2O    4Fe(OH)3Kết tủa trắng xanh hoá đỏ nâu ngoài không khí)

2.1.3. Dạng bài tập viết phương trình hóa học.

Đa số các bài tập hóa học đều liên quan đến viết PTHH vì vậy cần hướng dẫn cho học sinh cách viết và cân bằng PTHH. Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm được tính chất hóa học của chất, điều kiện để xảy ra phản ứng và các phương pháp cân bằng PTHH.

Ví dụ 1:

Cho các chất: Na, Cu, Na2O, MgO, SO2, CO những chất nào tác dụng được với nước. Viết PTHH.

Giải

Chất tác dụng được với nước: Na, Na2O, SO2.

PTHH: 2Na  + 2H2O    2NaOH  +  H2

             Na2O  +  H2O    2NaOH

             SO2   +  H2O    H2SO3

Ví dụ 2.

Viết phương trình thực hiện dãy chuyển đổi:

Al  Al2O3  AlCl3   Al(OH)3   Al2(SO4)3

Các PTHH:  4Al  +  3O2       2Al2O3

Al2O3    +  6HCl      2AlCl3  +   3H2O

AlCl3  +  3NaOH    Al(OH)3  +  3NaCl

2Al(OH)3   +  3H2SO4    Al2(SO4)3  +  6H2O

2.1.4. Dạng bài tập nhận biết và phân biệt chất.

Đối với các dạng bài tập này cần hướng dẫn học sinh dựa vào tính chất đặc trưng của chất.

Ví dụ 1.

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các khí sau: CO2, O2, C2H4, CH4.

Giải:

Dẫn lần lượt các khí qua dung dịch brom, khí nào làm mất màu dung dịch brom đó là C2H4

C2H4   +  Br2     C2H4Br2

Dẫn 3 khí còn lại qua nước vôi trong, khí nào làm đục nước vôi trong là CO2

CO2   +  Ca(OH)2     CaCO3   +   H2O

Thử 2 khí còn lại bằng que đóm còn than hồng, khí nào làm que đóm còn than hồng bùng cháy đó là oxi. Khí còn lại là CH4.

Ví dụ 2.

Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch sau: HCl, AgNO3, KCl,  Ba(OH)2.

Giải:

Thử lần lượt các dung dịch với quỳ tím, nếu quỳ tím chuyển thành màu đỏ là HCl, quỳ tím chuyển thành màu xanh là Ba(OH)2.

Dùng dung dịch HCl vừa nhận được nhỏ vào hai dung dịch còn lại, dung dịch làm xuất hiện kết tủa trắng là AgNO3.

AgNO3   +   HCl     AgCl  +  HNO3

Dung dịch không có hiện tượng gì là KCl.

2.1.5. Dạng bài tập tách chất khỏi hỗn hợp.

Với dạng bài tập này học sinh phải dựa vào tính chất của chất để tách chất.

Ví dụ 1.

Khí CO có lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2. Trình bày phương pháp loại bỏ các tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất.

Giải:

Dẫn các khí qua nước vôi trong dư khí CO2, SO2sẽ tác dụng với nước vôi trong và bị giữ lại, khí CO không tác dụng thoát ra ngoài.

            CO2   +  Ca(OH)2     CaCO3  +  H2O

            SO2   +  Ca(OH)2     CaSO3  +   H2O

Ví dụ 2.

Trình bày phương pháp tách bột sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt lẫn bột nhôm.

Giải:

Dẫn hỗn hợp bột sắt lẫn bột nhôm qua dung dịch NaOH dư, nhôm phản ứng hết, còn chất không phản ứng là sắt.

2Al  + 2NaOH  +   2H2O     2NaAlO2   +   3H2

2.2. Bài tập định lượng.

2.2.1. Bài tập liên quan đến tỉ khối chất khí.

Các công thức cần nhớ:            ;      

Ví dụ 1.

Hãy cho biết khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.

Giải:

Ta có:

Khí CO2nặng hơn không khí 1,52 lần.

Ví dụ 2.

Xác định công thức oxit của cacbon biết tỉ khối hơi của oxit đối với hidro là 14.

Giải:

Gọi công thức của oxit là A

 MA = 14 x 2 = 28 công thức oxit là CO

2.2.2. Bài tập chuyển đổi giữa lượng chất, khối lượng chất, thể tích chất khí.

Các công thức cần nhớ:    

Ví dụ 1:

Tính số mol của 16g lưu huỳnh.

Áp dụng công thức: nS  =  (mol)

Ví dụ 2:

Tính số mol và thể tích của 3,2 g SO2

Số mol SO2là:   (mol)

Thể tích SO2 là:   1,12 (lit)

2.2.3. Nồng độ dung dịch

Các công thức cần nhớ: 

Ví dụ 1.

Hòa tan 45g đường vào 255g nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.

Giải:

Khối lượng dung dịch: mdd = 45  +  255 = 300(g)

Nồng độ phần trăm: C% = =15%

Ví dụ 2.

Dung dịch NaOH có nồng độ 20%, khối lượng riêng 1,15g/ml. Tính nồng độ mol của dung dịch

Giải:

Nồng độ mol của dung dịch:

2.2.4. Bài toán hiệu suất.

Ví dụ 1.

Đốt cháy 3,1 gam photpho trong không khí thu được 5g điphotpho pentaoxit. Tính hiệu suất phản ứng.

Giải:

Số mol photpho: np=

PTHH:   4P  +   5O2     2P2O5

Theo PTHH:     = 0,05 (mol)

Khối lượng P2O5:

Hiệu suất phản ứng:  H=

Ví dụ 2.

Tính thể tích khí oxi thu được khi nung nóng 61,25 gam KClO3. Biết hiệu suất phản ứng là 95%.

Giải:

Số mol KClO3: 

PTHH:   2KClO3   2KCl    +  3O2

Số mol oxi:   (mol)

Thể tích khí oxi:  (lit)

Vì H= 95% nên thể tích khí oxi thực tế thu được là:

(lit)

Ví dụ 3:

Từ 80 tấn quặng pirit chứa 40% S sản xuất được 92 tấn axit sunfuric. Tính hiệu suất của quá trình.

*Cách giải thông thường:

+ Viết 3 phương trình:

4FeS2  +  11O2  8SO2  +  2Fe2O3  (1)

2SO2  +  O2  2SO3                        (2)

SO3  +  H2O → H2SO4                             (3)

Khối lương S có trong 80 tấn quặng pirit là:  (tấn)

                                                                    → nS = 1mol

Theo (1), (2), (3) ta có:

                                                 

Theo đề chỉ thu được 92 tấn axit sunfuric, nên hiệu suất của quá trình phản ứng là:    

*Cách giải nhanh:

Học sinh nhận thấy quá trình sản xuất H2SO4 từ quặng pirit gồm nhiều phản ứng kế tiếp (sản phẩm của phản ứng này là chất tham gia của phản ứng kế tiếp)

Khối lương S có trong 80 tấn quặng pirit là :  (tấn)

                                                                     → nS = 1mol

Ta có:

S                  SO2               SO3                  H2SO4

32 tấn                                                                     98 tấn

Theo lý thuyết phải thu được 98 tấn H2SO4 nhưng thực tế chỉ thu được 92 tấn.

Vậy Hiệu suất của quá trình phản ứng là: 

Ví dụ 4:

Nung hỗn hợp gồm 2 muối CaCO3 và MgCO3 thu được 76 gam 2 oxit và 3,36 lít CO2 (đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp ban đầu, biết hiệu suất của quá trình nung là 95% và cả hai muối đều bị nhiệt phân với hiệu suất như nhau.

*Cách giải thông thường:

Gọi số mol của CaCO3 và MgCO3 trong hỗn hợp lần lượt là a, b mol.

PTHH:

CaCO3  CaO  +  CO2

amol              amol     amol

MgCO3   MgO  +  CO2

bmol               bmol       bmol

Theo bài ra ta có hệ pt:

 

mhh= 100 + 42 = 142 g

Vì hiệu suất phản ứng đạt 95% nên khối lượng hai muối thực tế đem nung là:

*Cách giải nhanh:

Áp dụng ĐLBTKL ta có:

Vì hiệu suất phản ứng đạt 95% nên khối lượng hai muối thực tế đem nung là:

2.2.5. Bài tập tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp

Bước 1: Tính số mol chất bài cho (nếu có).

               n = m/M, n = V/22.4, n = CM . V

Bước 2: Gọi số mol các chất trong hỗn hợp lần lượt là a, b,...

Bước 3: Viết PTHH, biểu điễn số mol vào phương trình với ẩn a, b, ...

Bước 4: Lập hệ phương trình:

                              Pt 1: Tổng số mol chất bài cho

                              Pt 2: Tổng khối lượng hoặc số mol hoặc thể tích của hỗn hợp

                              Pt3: ...

              Giải hệ phương trình ta tìm được số mol của các chất trong hỗn hợp.

Bước 5: Tính theo yêu cầu của bài

                                           m = n . M

                                          %A = mA . 100% / mhh

                                          %B = 100% - %A

Chú ý:

- Bài toán cho tỉ khối của hỗn hợp khí thì ta tính M trung bình

                                         

- Nếu bài toán chỉ xảy ra một phnr ứng thì giải như bài toán theo PTHH.

Ví dụ 1.

Dẫn 11,2 lít hỗn hợp gồm metan và etilen ở (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy có 16 gam brom tham gia phản ứng.

a) Viết PTHH xảy ra

b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các chất trong hỗn hợp ban đầu.

Giải:

a) PTHH:    Chỉ có etilen phản ứng:  C2H4  +  Br2  C2H4Br2

b) Số mol Brom đã phản ứng: 

Theo PTHH:

Thể tích C2H4 tham gia phản ứng:  V = 0,1  x 22,4  = 2,24 (lit)

Thể tích CH4=  11,2 – 2,24  =  8,96 (lit)

Thành phần phần trăm:

Ví dụ 2:

Cho 4,2 g hỗn hợp Mg và Zn tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 l H2(đktc). Tìm khối kuwowngj muối tạo ra trong dung dịch.

*Cách giải thông thường:

Gọi số mol của Mg và Zn trong hỗn hợp lần lượt là a, b mol.

PTHH:

Mg  +  2HCl    MgCl2  +  H2

amol    2amol         amol      amol

Zn  +  2HCl     ZnCl2   +  H2

bmol   2bmol        bmol        bmol

theo bài ra ta có hệ phương trình:

mmuối= 0,056.95  + 0,044.136 = 11,3 g

*Cách giải nhanh:

Theo PTHH:

Áp dụng ĐLBTKL, ta có:

 mmuối  +

→mmuối= 4,2  +  0,2.36,5  -  0,1.2  = 11,3 g

2.2.6. Dạng bài tập nhiệt khí.

Ví dụ 1:

Cho hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 có khối lượng 30,4 g. Nung hỗn hợp này trong một bình kín chứa 22,4 lit CO (đktc), khối lượng hỗn hợp khí thu được là 36 g. Xác định thành phần hỗn hợp khí. Biết rằng X bị khử hoàn toàn tạo thành Fe.

*Cách giải thông thường:

Gọi số mol FeO, Fe2O3 tham gia phản ứng lần lượt là a, b (a,b>0)

PTHH:

FeO    +    CO     Fe   +    CO2           (1)

a mol       a mol                         a mol

Fe2O3   +   3CO   2Fe    +   3CO2       (2)

b mol         3b mol                        3b mol

Theo đề bài ta có:  nCO  =  22,4/22,4 = 1 mol  →mCO  =  1 . 28 = 28 g

Hỗn hợp khí thu được 36 g là khối lượng của CO2 và CO dư

→36 = 44a + 132b + 28 – (28a + 84b)

→2a + 6b = 1

→a + 3b = 0,5 =

Mà số mol CO phản ứng bằng số mol CO2 tạo thành.

Vậy thành phần hỗn hợp khí sau phản ứng gồm 0,5 mol CO dư và 0,5 mol CO2tạo thành.

*Cách giải nhanh:

Ta thấy:

Độ tăng khối lượng của khí bằng khối lượng oxi lấy ra từ 2 oxit.

Ta có: nCO bđ = 22,4/22,4 = 1 mol

→ mCO = 28 g

→ Độ tăng khối lượng khí = 36 – 28 = 8 g = mO

→ Số mol oxi trong oxit là: nO = 8/16 = 0,5 mol

Theo phản ứng (1), (2) ta thấy:

nCOp/ư = nO (oxit) = tạo thành = 0,5 mol.

Vậy thành phần hỗn hợp khí sau phản ứng gồm 0,5 mol CO dư và 0,5 mol CO2 tạo thành.

Ví dụ 2:

Khử hoàn toàn 24 g hỗn hợp CuO và FexOybằng H2 dư thu được 17,6 g hỗn hợp 2 kim loại. Tính khối lượng nước tạo thành.

*Cách giải thông thường:

PTHH:    CuO    +    H2  Cu  +  H2O

                FexOy  +  yH2   xFe  +  yH2O

Theo PTHH:

Gọi số mol nước là a.

Áp dụng ĐLBTKL ta có:

     mhh kim loại  + 

→24  +  2a  =  17,6  +  18a

→16a = 6,4

→a = 0,4 mol

*Cách giải nhanh:

mO (oxit) = moxit – mkim loại = 24 – 17,6 = 6,4 g =

2.2.7. Dạng bài tập lạp công thức hóa học:

Ví dụ 1:

Cho 10,8 g một kim loại hóa tri III tác dụng với clo có dư thu được 53,8 g muối. Xác định kim loại.

*Cách giải thông thường: Tính theo PTHH.

Gọi kim loại hóa trị III là A, nguyen tử khối là a (a>0).

PTHH:   2A   +    3Cl2      2ACl3

              2a g                             2(a + 106,5) g

Ta có:  

A là nhôm: Al

*Cách giải nhanh: Dựa vào ĐLBTKL.

Vì kim loại phản ứng hết nên:

mKim loại + mclo p/ư = mmuối

Theo PTHH:

mA= 10,8/0,4 = 27 →A là nhôm: Al

Ví dụ 2:

         Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì tạo thành 8,61 g kết tủa. Hãy tìm CTHH của muối sắt đã dùng.

         Giải:

Gọi hóa trị của Fe trong muối là x

PTHH:    FeClx  +    xAgNO3   xAgCl         +        Fe(NO3)x

            (56+35,5)g                       x(108+35,5)g

               3,25g                                8,61g

Ta có: 

x = 3 CTHH cần tìm là FeCl3.

3. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến:

Sau khi áp dụng sáng kiến “hướng dẫn học sinh giải bài tập hóa học THCS thông qua việc phân loại dạng bài tập” vào giảng dạy cho học sinh khối 8,9 tôi nhận thấy đa số học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết bài tập nhanh hơn. Từ việc biết phân loại và giải các bài tập hóa học giúp học sinh yêu thích môn học hơn, những học sinh nhút nhát cũng hào hứng tham gia vào bài giảng, rèn luyện óc tư duy sáng tạo.

Chất lượng bộ môn hóa học sau khi áp dụng sáng kiến trong năm học 2017 - 2018 như sau:

Lớp

TSHS

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

91

29

06

20,7

12

41,4

10

34,5

1

3,4

0

0

92

29

07

24,1

13

44,9

9

31,0

0

0

0

0

Tổng

58

13

22,4

25

43,1

19

32,8

1

1,7

0

0

 

4. Bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình vận dụng sáng kiến, tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:

- Giáo viên phải chuẩn bị kỹ nội dung cho từng dạng bài tập, xây dựng được các phương pháp giải bài tập đó.

- Việc hình thành các kỹ năng giải các dạng bài tập như đã nêu trong sáng kiến phải được thực hiện theo hướng dẫn đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Phải bắt đầu từ bài tập mẫu, hướng dẫn phân tích đề để học sinh xác định phương pháp giải và tự giải.

- Việc áp dụng sáng kiến này tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể áp dụng nhiều dạng bài tập khác nhau.

- Sau mỗi dạng bài tập phải chú trọng đến việc kiểm tra, đnullánh giá kết quả, sữa chữa rút kinh nghiệm và nhấn mạnh những sai sót mà học sinh thường mắc phải.

PHẦN 3.    KẾT LUẬN

- Trong quá trình giảng dạy thực tế, tôi thấy rằng giờ học nào học sinh được luyện tập nhiều thì giờ học đó học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách vững vàng.

- Trong quá trình giảng dạy bài tập hóa học, nếu chú trọng rèn luyện tốt tư duy cho học sinh thì các em sẽ hiểu, nhớ, vận dụng tốt hơn, học sinh sẽ được củng cố, hệ thống hóa, mở rộng nâng cao kiến thức đồng thời các kỹ năng cũng được rèn tốt hơn.

Tóm lại: Rèn tốt tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc giải các bài tập hóa học góp phần rất tích cực vào việc hình thành nhân cách cho học sinh như: tính chủ động, sáng tạo, niềm tin và ý chí quyết tâm... Đó cũng chính là mục tiêu giáo dục con người trong thời đại mới.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút ra từ thực tế trong quá trình giảng dạy hóa học THCS. Tôi hy vọng đó là một nội dung hữu ích cho học sinh cũng như giáo viên. Tuy nhiên, với phần hiểu biết có hạn nên khi viết sáng kiến này, chắc chắn tôi chưa thấy hết được ưu điểm và hạn chế trong quá trình áp dụng, rất mong được sự đóng góp chân thành của đồng nghiệp, ban giám khảo để sáng kiến hoàn thiện hơn.


PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

1. Những chuyên đề hay và khó hóa học THCS – Hoàng Thành Chung - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam - 2009.

2. Sổ tay kiến thức hóa học 9 – Nguyễn Hữu Thạc - NXB Đại học sư phạm.

3. Bồi dưỡng hóa học 8 – Đỗ Xuân Hưng – NXB Đại học sư phạm - 2015.

4. Chuyên đề BDHSG qua các kỳ thi hóa học 8 – Hoàng Vũ – NXB Đại học quốc gia Hà Nội- 2017.

5. Hóa học 8 NXB giáo dục Việt Nam.

6. Hóa học 9 Lê Xuân Trọng - NXB giáo dục Việt Nam – 2010.

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post