Dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án ngữ văn 7 học kì 1 kết nối tri thức file word.
Giáo án gồm 93 trang.
BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ
(13 tiết)
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài 1. Bầu trời tuổi thơ, học sinh (HS) có thể:
I. Về năng lực
1. Năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học)
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản (VB) và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm VB.
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
– Hiểu được tác dụng của việc dùng cụm từ để mở rộng thành phần chính và mở rộng trạng ngữ trong câu.
– Biết tóm tắt một văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài.
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề đời sống, tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
2. Năng lực chung (năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo)
– Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
– Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
II. Về phẩm chất
Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
B. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN VÀ CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH
Nội dung dạy học | Phương pháp, phương tiện | Chuẩn bị trước giờ học của HS |
Đọc hiểu Văn bản 1: Bầy chim chìa vôi (3 tiết) | – Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,… – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. | – Đọc trước phần Tri thức Ngữ văn trong SGK (tr.10). – Thực hiện phiếu học tập số 1, 2. |
Thực hành tiếng Việt (1 tiết) | – Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình… – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu. | – Đọc trước mục Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ trong Tri thức ngữ văn (tr.10) và ô Nhận biết tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ (tr.17). |
Văn bản 2: Đi lấy mật (2 tiết) | – Phương pháp: đọc sáng tạo, gợi tìm, tái tạo, làm việc nhóm,… – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập. | Thực hiện phiếu học tập. |
Thực hành tiếng Việt (1 tiết) | – Phương pháp: phân tích ngôn ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình,... – Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu. | Xem lại nội dung tác dụng của việc dùng các kiểu cụm từ để mở rộng thành phần chính của câu (bài 3, Ngữ văn 6) |
Văn bản 3 Ngàn sao làm việc và hướng dẫn Thực hành đọc (1 tiết) | Phương tiện: SGK, phiếu học tập. | Thực hiện các nhiệm đọc hiểu được giao. |
Viết: Tóm tắt văn bản theo những yêu cầu khác nhau về độ dài (3 tiết) | – Phương pháp: Dạy học theo mẫu, thực hành viết theo tiến trình, gợi tìm làm việc nhóm,… – Phương tiện: SGK, phiếu học tập | Đọc yêu cầu đối với văn bản tóm tắt, đọc bài tóm tắt tham khảo. |
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề mà em quan tâm (2 tiết) | – Phương pháp: làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm,… – Phương tiện: SGK, phiếu đánh giá theo tiêu chí. | Chuẩn bị nội dung nói, tập luyện trước khi nói (SGK, tr. 30 – 31) |
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU BÀI HỌC
1. Mục tiêu:
– HS nhận biết được chủ đề và thể loại chính được học trong bài.
– HS nắm được các khái niệm công cụ như đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật.
2. Nội dung:
HS đọc SGK, làm việc nhóm để hoàn thành các câu hỏi, từ đó hiểu được nội dung khái quát của bài học và các tri thức công cụ.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả sản phẩm của nhóm.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm cần đạt |
1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học, nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học trong bài. Thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào kết quả chuẩn bị bài ở nhà và đọc lại phần Giới thiệu bài học ở lớp để nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học. Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ kết quả trước lớp. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, nhận xét chung, nhấn mạnh chủ đề và thể loại chính trong bài học. 2. Khám phá Tri thức ngữ văn[1] Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi về nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập số 1. GV yêu cầu HS vận dụng tri thức ngữ văn đã tìm hiểu khi chuẩn bị bài và nhớ lại nội dung một truyện ngắn đã học, chẳng hạn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam để trả lời các câu hỏi: – Truyện “Gió lạnh đầu mùa” viết về đề tài gì? Dựa vào đâu mà em xác định được như vậy? – Ai là nhân vật chính? Nêu cảm nhận của em về tính cách nhân vật chính. – Nhắc lại một chi tiết trong truyện mà em nhớ nhất. Chia sẻ với các bạn vì sao em nhớ nhất chi tiết đó. Thực hiện nhiệm vụ: – HS vận dụng kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi và trao đổi câu trả lời trong nhóm. – GV định hướng, gợi ý thêm để HS có câu trả lời phù hợp. Báo cáo, thảo luận: GV tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp, đại diện khoảng 3 nhóm trình bày ngắn gọn. Các nhóm khác nhận xét. Kết luận, nhận định: GV nhấn mạnh lại các khái niệm về đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật và lưu ý HS về vai trò của “tri thức ngữ văn” trong quá trình đọc VB. | – Chủ đề: Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ – Thể loại đọc chính: Truyện – Truyện viết về thế giới tuổi thơ. Truyện kể xoay quanh các sự việc liên quan đến các bạn nhỏ như: chị em Sơn, Hiên… – Nhân vật chính là Sơn, cậu bé có tính cách hiền lành, giàu tình yêu thương. – HS chia sẻ các chi tiết tuỳ theo lựa chọn cá nhân. |
II. ĐỌC VĂN BẢN 1: BẦY CHIM CHÌA VÔI
(Nguyễn Quang Thiều)
Hoạt động 1. Khởi động
1. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học; tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.
2. Nội dung: HS vận dụng trải nghiệm thực tế và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm cần đạt |
Giao nhiệm vụ: GV nêu nhiệm vụ: Hãy chia sẻ một trải nghiệm đẹp của tuổi thơ mà em nhớ mãi. Ghi lại một số từ ngữ diễn tả cảm xúc của em khi nghĩ về trải nghiệm đó. Thực hiện nhiệm vụ: – HS hoạt động cá nhân, kết nối với thực tế, nhớ lại những cảm xúc chân thật nhất về trải nghiệm của bản thân. Ghi chép ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu. – Lưu ý, nếu không nhớ trải nghiệm tuổi thơ thì có thể nhắc lại trải nghiệm mới nhất mà các em vừa trải qua. Báo cáo, thảo luận: Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ trải nghiệm của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viên các em phát biểu một cách tự nhiên, chân thật. Kết luận, nhận định: – GV cũng có thể (không nhất thiết) chia sẻ cùng HS về trải nghiệm tuổi thơ của chính mình, kết nối với bài học: Qua việc đọc VB “Bầy chim chìa vôi” ở nhà, em có biết Mên và Mon có trải nghiệm tuổi thơ đáng nhớ nào không? Em có thích trải nghiệm đó không? Vì sao? – GV khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới. | Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo hiểu biết và trải nghiệm của bản thân). |
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
1. Mục tiêu:
– HS nhận biết được đề tài, ngôi kể, nhân vật, các sự kiện chính; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, qua đó nắm được tính cách nhân vật.
– Kết nối VB với trải nghiệm cá nhân; bồi đắp cảm xúc thẩm mĩ, tình yêu thiên nhiên, sự trân trọng đối với đời sống của muôn loài.
2. Nội dung: HS đọc VB, vận dụng “tri thức ngữ văn”, làm việc cá nhân và làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, sản phẩm của nhóm, kết quả trong phiếu học tập.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm cần đạt |
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung – Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Thiều (HS đã chuẩn bị ở nhà, nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập số 1). – Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Bầy chim chìa vôi: Em đã biết thế nào là truyện, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật… Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản “Bầy chim chìa vôi”? 2. Khám phá văn bản a. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đề tài, ngôi kể, nhân vật, cốt truyện Giao nhiệm vụ: – GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 2 (đã chuẩn bị ở nhà) và cho biết đề tài, ngôi kể, nhân vật trong truyện. – GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Dựa trên kết quả của phiếu học tập số 2, tóm tắt bằng lời câu chuyện trong văn bản Bầy chim chìa vôi. – GV yêu cầu HS: Từ việc đọc văn bản ở nhà và tóm tắt cốt truyện, em hãy chọn đọc diễn cảm một đoạn trong văn bản mà em thấy thích nhất; chia sẻ lí do vì sao em ấn tượng với đoạn đó; chỉ ra tác dụng của các thẻ chỉ dẫn trong đoạn VB em đọc (nếu có). – GV yêu cầu HS trao đổi về những từ ngữ khó trong VB. Thực hiện nhiệm vụ: – HS trả lời câu hỏi. – HS đọc diễn cảm một số đoạn được chọn trong VB, chú ý sử các thẻ chỉ dẫn đọc ở bên phải VB. – Tìm hiểu nghĩa của các từ khó, ghi lại những từ chưa hiểu; vận dụng các câu hỏi trong khi đọc để hiểu VB. Báo cáo, thảo luận: – HS trả lời câu hỏi, thảo luận, đọc diễn cảm. – HS giải thích nghĩa của các từ được chú thích trong SGK, nêu những từ khó mà chưa được chú thích. Kết luận, nhận định: GV nhận xét cách đọc của HS và kết luận về đề tài, nhân vật, ngôi kể, cốt truyện. b. Tìm hiểu nhân vật Mên và Mon Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nhóm. Một số nhóm thực hiện phiếu học tập số 3 tìm hiểu nhân vật Mon, một số nhóm thực hiện phiếu học tập số 4 tìm hiểu nhân vật Mên. Thực hiện nhiệm vụ: – HS hoàn thành sản phẩm cá nhân, thống nhất kết quả của nhóm, ghi câu trả lời vào phiếu học tập. – GV quan sát, hỗ trợ HS. Báo cáo, thảo luận: Đại diện khoảng 3 nhóm trình bày kết quả thực hiện phiếu học tập số 3, 4 và thảo luận. Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, đánh giá; chốt lại kiến thức. – GV kết nối với phần Tri thức ngữ văn để HS hiểu hơn về chi tiết, tính cách nhân vật bằng câu hỏi: + Nếu em là Mên và Mon em có ra bến đò không? Vì sao? + Qua những tìm hiểu trên, em nhận thấy chi tiết trong truyện có vai trò như thế nào? + Làm cách nào để xác định tính cách của nhân vật? – GV liên hệ thực tế, nhấn mạnh về cách nhìn nhận, đánh giá con người trong cuộc sống. c. Tìm hiểu đoạn kết truyện Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối truyện (Từ Khi ánh bình minh đã đủ sáng đến hết) và thực hiện các nhiệm vụ sau: – Hình dung, tưởng tượng và miêu tả lại hình ảnh “huyền thoại” mà Mên và Mon chứng kiến bằng bằng lời văn của em (Chú ý miêu tả thời gian, không gian, cảnh vật, tập trung vào hình ảnh bầy chim chìa vôi) – Đọc đoạn văn miêu tả khung cảnh bãi sông trong buổi bình minh, em ấn tượng nhất với chi tiết nào? Vì sao? – Trong đoạn kết, Mên và Mon hình như không hiểu rõ vì sao mình lại khóc. Theo em, điều gì đã khiến các nhân vật có cảm xúc như vậy? Thực hiện nhiệm vụ: – HS đọc và tự chọn chi tiết ấn tượng nhất đối với bản thân. HS làm việc cá nhân. – GV gợi ý HS tự đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật để lí giải. Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ kết quả sản phẩm, trao đổi, thảo luận. Kết luận, nhận định: – GV nhận xét, đánh giá chung, nhấn mạnh những chi tiết hay, những cách cảm nhận, lí giải sâu sắc và tinh tế. – Liên hệ thực tế, gợi dẫn đến vẻ đẹp của lòng dũng cảm; của những khoảnh khắc con người vượt qua gian nan, thử thách để trưởng thành,… 3. Tổng kết – Nêu nội dung chính của truyện “Bầy chim chìa vôi”. – Điều gì đã làm nên sức hấp hẫn của truyện? – Truyện đã tác động như thế nào đến suy nghĩ và tình cảm của em? GV kết nối với những nội dung chính của bài học, nhấn mạnh đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật khi đọc truyện; chốt kiến thức toàn bài. | 1. Tìm hiểu chung a. Tác giả – Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 tại Hà Nội. – Ông từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế. b. Cách đọc hiểu văn bản truyện 2. Khám phá văn bản a. Tìm hiểu đề tài, ngôi kể, nhân vật, cốt truyện – Truyện kể về hai nhân vật Mên và Mon. Nội dung câu chuyện xoay xung quanh sự lo lắng, quan tâm của Mên và Mon đối với bầy chim chìa vôi giữa lúc nước sông đang dâng cao. – Đề tài về thế giới tuổi thơ. – Câu chuyện được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ ba. – Các sự kiện chính trong câu chuyện: + Mên và Mon tỉnh giấc khi bên ngoài trời đang mưa to, nước sông dâng cao. Cả hai lo lắng cho bầy chim chìa vôi non ngoài bãi sông. + Mên và Mon muốn đưa bầy chim non vào bờ. + Hai anh em tìm cách xuống đò ra bãi cát để mang bầy chim vào bờ nhưng không được, đành quay lại quan sát. + Bầy chim chìa vôi non đã bay lên được, thoát khỏi dòng nước khổng lồ trước sự ngỡ ngàng, vui sướng của hai anh em. – Giải thích nghĩa của từ được chú thích trong SGK. HS có thể nêu thêm những từ khó khác. b. Tìm hiểu nhân vật Mên và Mon Nhân vật Mon: – Lời nói: Có lẽ sắp ngập mất bãi cát rồi; Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất; Thế anh bảo chúng nó có bơi được không?; Tổ chim ngập mất anh ạ. Mình phải mang chúng nó vào bờ, anh ạ. – Cử chỉ, hành động: không ngủ, nằm im lặng; liên tục hỏi anh làm thế nào để mang chim vào bờ; xuống đò cùng anh. – Tâm trạng, suy nghĩ: lo lắng, sợ nước sông dâng ngập bãi cát, bầy chim chìa vôi non sẽ bị chết đuối. – Nhận xét về Mon: Cậu bé có tâm hồn trong sáng, nhân hậu, biết yêu thương loài vật, trân trọng sự sống. Nhân vật Mên: – Lời nói: Thế làm thế nào bây giờ?; Chứ còn sao; Nào, xuống đò được rồi đấy; Phải kéo về bến chứ, không thì chết. Bây giờ tao kéo còn mày đẩy… – Cử chỉ, hành động: không ngủ, nằm im lặng, quyết định xuống đò cùng em; giọng tỏ vẻ người lớn; quấn cái dây buộc đò vào người nó và gò lưng kéo;…. – Tâm trạng, suy nghĩ: lo lắng cho bầy chim chìa vôi non, bình tĩnh bảo vệ em và con đò. – Nhận xét về nhân vật Mên: Thể hiện mình là người sống có trách nhiệm, biết suy nghĩ, hành động dứt khoát, bình tĩnh, quan tâm, bảo vệ em, yêu loài vật. – HS trả lời theo cảm nhận, suy nghĩ riêng. – HS vận dụng “tri thức ngữ văn” và nội dung đã điền trong phiếu học tập để trả lời về vai trò của các chi tiết trong truyện và cách để xác định tính cách nhân vật. c. Tìm hiểu đoạn kết truyện – HS hình dung và miêu tả theo sự sáng tạo riêng: cảnh tượng như huyền thoại vì bầy chim chìa vôi non bé bỏng không bị chết đuối mà vụt bay lên, bứt khỏi dòng nước khổng lồ một cách ngoạn mục, trước sự ngỡ ngàng, vui sướng của hai anh em. – Tuỳ vào cảm nhận, mỗi HS có lí do riêng để chọn chi tiết mình thích, chẳng hạn: khoảnh khắc bầy chim chìa vôi cất cánh, chi tiết miêu tả bầy chim non,… – Mỗi HS sẽ có những cách lí giải riêng, có thể: + Mên và Mon đã quá lo lắng cho bầy chim chìa vôi, nhìn thấy chúng an toàn cả hai cảm thấy vui sướng, hạnh phúc. + Vui mừng, xúc động khi bầy chim được an toàn. 3. Tổng kết – Truyện kể về tình cảm của hai anh em Mên và Mon đối với bầy chim chìa vôi. – Về sức hấp dẫn của truyện: + Lời thoại, cử chỉ, hành động, suy nghĩ chân chất, mộc mạc, mang nét hồn nhiên trẻ thơ của nhân vật. + Các sự việc đậm chất đời thường, gần gũi với trẻ thơ, đặc biệt là những việc làm giàu tính nhân văn. + Nghệ thuật miêu tả tinh tế, đầy chất thơ, nhiều cảm xúc. – HS nêu nhận thức riêng về sự tác động của truyện đến bản thân. – Câu trả lời về những yếu tố cần chú ý khi đọc một VB truyện: + Cần chú ý đề tài để có định hướng đọc hiểu đúng. + Chú ý các sự kiện chính, chi tiết tiêu biểu về nhân vật (lời nói, cử chỉ, hành động,…) để hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện. |
Hoạt động 3. Luyện tập
1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.
2. Nội dung: HS củng cố kiến thức về đọc hiểu VB truyện; thực hành viết đoạn văn ngắn từ một nội dung của truyện.
3. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm cần đạt |
1. Luyện tập đọc hiểu Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau: Khi đọc một VB truyện, em cần chú ý những yếu tố nào? Thực hiện nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo, thảo luận: Khoảng 3, 4 HS chia sẻ kết quả sản phẩm, góp ý, bổ sung cho sản phẩm của bạn. Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm, nhấn mạnh cho HS một số kĩ năng đọc hiểu. 2. Viết kết nối với đọc Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS: Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể lại sự việc bầy chim chìa vôi bay lên khỏi bãi sông bằng lời của một trong hai nhân vật Mon hoặc Mên (ngôi kể thứ nhất). Thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn HS chọn nhân vật kể, ngôi kể; chú ý thay đổi lời kể theo ngôi thứ nhất, lựa chọn giọng kể phù hợp, đảm bảo sự việc, đầy đủ chi tiết. GV quan sát, hỗ trợ những HS gặp khó khăn. Báo cáo, thảo luận: Một số HS trình bày đoạn văn trước lớp. Các HS khác căn cứ vào các tiêu chí đánh giá để nhận xét về sản phẩm của bạn. Các tiêu chí có thể như sau: – Nội dung: Kể đúng nội dung sự việc, đảm bảo đầy đủ, chính xác của các chi tiết – Ngôi kể: Sử dụng ngôi kể thứ nhất – Chính tả và diễn đạt: Đúng chính tả và không mắc lỗi diễn đạt – Dung lượng; Đoạn văn khoảng 5- 7 câu Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá; rút kinh nghiệm cho HS. | – Câu trả lời: + Cần chú ý đề tài để có định hướng đọc hiểu đúng. + Chú ý các sự kiện chính, chi tiết tiêu biểu về nhân vật (lời nói, cử chỉ, hành động,…) để hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện. Đoạn văn của HS bảo đảm đúng yêu cầu. |
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
2. Nội dung: Vẽ tranh, tự chọn đọc một VB truyện có chủ đề về thế giới tuổi thơ.
3. Sản phẩm: Nhật kí đọc sách.
4. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm cần đạt |
Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà: – Vẽ tranh thể hiện một chi tiết nghệ thuật trong văn bản “Bầy chim chìa vôi” mà em ấn tượng. – Tìm đọc một truyện ngắn có chủ đề về thế giới tuổi thơ và điền thông tin phù hợp vào nhật kí đọc sách do em thiết kế theo mẫu gợi ý. Chuẩn bị chia sẻ kết quả đọc mở rộng của em với các bạn trong nhóm hoặc trước lớp. Thực hiện nhiệm vụ: HS tự tìm đọc một truyện ngắn theo yêu cầu, nhận biết đề tài, chi tiết, ấn tượng chung về nhân vật và ghi lại kết quả đọc vào nhật kí đọc sách; chuẩn bị trao đổi kết quả đọc ở tiết Đọc mở rộng. | – Tranh vẽ của HS. – Nhật kí đọc sách, chuẩn bị cho phần trao đổi ở tiết Đọc mở rộng. |
Phụ lục phiếu học tập
[1] Khám phá “tri thức ngữ văn” giúp HS có tri thức công cụ để đọc hiểu văn bản. Vì thế, có thể được tổ chức dạy học trong hoạt động Tìm hiểu chung khi học VB1.
...
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/