Skkn Đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân gian Ngữ văn lớp 10

 


1. LỜI GIỚI THIỆU

Dạy văn học, học văn học thực sự là niềm vui sống lớn. Qua mỗi giờ học văn học, thầy cô có thể làm rung động các em, làm cho các em yêu đời, yêu lẽsống và lớn thêm một chút (Tố Hữu- Xây dựng một nền văn nghệ xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta). Sứ mệnh của môn Ngữ văn là dạy các em học sinh biết yêu quý  dân tộc mình, đất nước mình vì đó là nguồn cội của chính mỗi người dân đất Việt. M. Gorki từng nói: “Văn học là nhân học”, học văn là học cách làm người, học văn giúp cho con người ngày một hoàn thiện nhân cách. Hơn thế nữa văn học ngày nay còn tác động trưc tiếp đến tâm tư tình cảm của con người nó làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn, lạc quan, yêu đời hơn. Nó đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm thế giới tình cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn. Chính vì vậy, dạy học Ngữ văn là quá trình đào sâu, tìm tòi để cảm nhận cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn chương. Bộ môn Ngữ văn lại có đặc thù riêng bởi bằng nghệ thuật ngôn từ sinh động nó cung cấp cho người đọc những kiến thức về cuộc sống, những điều ẩn sâu trong tâm hồn con người. Văn học còn có vai trò rất quan trọng trọng đối với mỗi con người đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên, điều làm cho hầu hết những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong trường Trung học phổ thông hiện nay đang phải trăn trở là hiện tượng học sinh không hứng thú đón nhận bộ môn này thậm chí có thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với giờ học Ngữ văn. Để cải thiện tình trạng này, một vấn đề cần đặt ra là phải đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học môn Ngữ văn.

Nhằm hỗ trợ các trường phổ thông triển khai có hiệu quả việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn cán bộ quản lý, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương phápkỹ thuật dạy họctích cực để xây dựng tiến trình dạy họctheo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Hưởng ứng tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc triển khai tổ chức Hội thảo chuyên đề đổi mới sinh hoạt chuyên môn cấp THPT. Mục tiêu hội thảo là: Giáo viên biết tìm và sắp xếp/ nhóm các bài học đứng riêng lẻ trong chương trình, SGK nhưng có mối liên hệ, bổ trợ cho nhau trong hoạt động dạy học bộ môn thành một chủ đề dạy học; soạn và dạy theo các hoạt động và kĩ thuật dạy học tích cực để tránh sự nhàm chán và giúp học sinh chủ động trong tiếp nhận kiến thức và phát huy năng lực; triển khai công văn phát triển chương trình giáo dục nhà trường, các tổ chuyên môn căn cứ tình hình thực tế, xây dựng chương trình dạy học phù hợp cho đơn vị mình.

Tham gia Hội thảo, tôi chọn chuyên đề Đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam (Ngữ văn 10). Ở chuyên đề này, tôi đã hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn tự sự để từ đó vận dụng vào dạy học các tác phẩm trong chuyên đề và giải quyết các đề văn có liên quan; giúp HS nắm được giá trị, ý nghĩa của các tác phẩm tự sự dân gian (Ngữ văn 10); từ đó tìm hiểu tác phẩm dân gian cụ thể trong sách giáo khoa theo đặc trưng thể loại, HS biết cách phân tích các tác phẩm tự sự dân gian ngoài sách giáo khoa; từ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm tự sự dân gian biết rút ra những bài học gắn với thực tế đời sống.

Trong quá trình dạy, tôi đã sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để vừa giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các tác phẩm trong chuyên đề, vừa tạo cơ hội để học sinh thể hiện suy nghĩ, quan niệm mang tính cá thể của mình. Chuyên đề cũng giúp cho học sinh tránh được sự nhàm chán và để học sinh có điều kiện trải nghiệm sâu hơn với tác phẩm, đồng cảm với tác giả dân gian và bổ sung kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại, tổ chức những hoạt động nhập vai, đánh giá, nhận xét để học sinh thấy hứng thú và tiếp nhận thêm những kiến thức, kĩ năng mới.

Với triết lí “Học không chỉ để có tương lai hạnh phúc mà. Học chính là hạnh phúc”, giáo viên sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng và chú ý tới sự tiến bộ của học sinh; giúp học sinh giải đáp những khó khăn, thắc mắc để đem đến cho các em niềm đam mê đối với môn học. Giáo viên sẽ là người đồng hành, hướng đạo và động viên, khích lệ học sinh để các em nhận ra những điều tuyệt vời mà văn chương nghệ thuật đã đem đến cho nhân loại: Văn học chính là cuộc đời được khái quát bằng hình tượng nghệ thuật. Qua hình tượng đó, mỗi người đọc đều nhận ra cho mình một ý nghĩa, một bài học phù hợp(Trần Quốc Cương).

2. TÊN SÁNG KIẾN: “Đọc hiểu các tác phẩm tự sự dân gian Ngữ văn lớp 10”

3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN


5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Ôn luyện chuyên đề môn Ngữ văn lớp 10

6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU:  

7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN:

- Về nội dung của sáng kiến: 

 


PHẦN NỘI DUNG

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

            

Chuyên đề:

ĐỌC HIỂU CÁC TÁC PHẨM TỰ SỰ DÂN GIAN LỚP 10

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Kĩ năng đọc hiểu các tác phẩm văn tự sự dân gian trong sự liên hệ với lí thuyết về văn tự sự, đặc trưng của văn học dân gian và các thể loại của văn học dân gian.

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

Gồm các văn bản/đoạn trích tự sự dân gian: Chiến thắng Mtao Mxây, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy; Tấm Cám, Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày

Tích hợp với các bài học cung cấp kiến thức về văn tự sự ở lớp 6 và kì 1 lớp 10.

Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

Kiến thức

- Khái quát kiến thức về văn tự sự để áp dụng vào tìm hiểu các tác phẩm/đoạn trích trong chuyên đề

- Đặc điểm cơ bản của mỗi thể loại: sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười. - Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự dận gian trong chương trình Ngữ văn 10.

Kĩ năng

- Huy động những tri thức về văn tự sự đã học ở lớp 6 và kiến thức mới về văn tự sự ở lớp 10 và bài Khái quát văn học dân gian.

- Đọc hiểu văn bản tự sự dân gian theo đặc trưng thể loại:

+ Nhận diện được đặc trưng của mỗi thể loại tự sự dận gian học ở lớp 10.

+ Nhận diện môi trường sinh thành và phát triển của các tác phẩm tự sự dân gian

+ Nhận diện được đặc điểm nhân vật của mỗi thể loại.

+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của tình huống, chi tiết đặc sắc trong truyện.

+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm/đoạn trích trong chủ đề.          

- Tập diễn xướng các tác phẩm/đoạn trích trong chuyên đề.

- Khái quát những đặc điểm của nhóm tác phẩm tự sự dân gian qua các bài đã đọc, đã học.

- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những tác phẩm tự sự dân gian Việt Nam và tác phẩm tự sự dân gian nước ngoài (không có trong SGK); nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm/đoạn trích được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những tác phẩm/đoạn trích đã học trong chủ đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những tác phẩm tự sự đã đọc và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.

Thái độ

- Trân trọng các tác phẩm văn học dân gian.

- Rút ra những bài học thực tiễn cho bản thân qua mỗi tác phẩm như: ý thức về vai trò của cá nhân với sự phát triển của cộng đồng cộng đồng; bài học giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lí mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa riêng và chung; nhận diện cái ác và đấu tranh chống lại cái ác, sống có niềm tin, tinh thần lạc quan và luôn luôn hướng thiện; nhận diện được những cái xấu xa,

trái tự nhiên và không mắc phải những thói hư tật xấu.

- Thấy được văn học dân gian nói chung và nhóm các tác phẩm tự sự dận gian nói riêng có vai trò quan trọng là nền tảng, cội nguồn nuôi dưỡng văn học viết phát triển.

Định hướng góp phần hình thành các năng lực: năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết), năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo), năng lực hợp tác, năng lực tự học...

Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

Tôi khuyên các bạn nên đọc truyện cổ tích…, thơ ngụ ngôn, các tuyển tập ca dao… Hãy đi sâu vào vẻ đẹp quyến rũ của ngôn ngữ bình dân, hãy đi sâu vào những câu hài hòa cân đối trong các bài ca, trong truyện cổ tích… Bạn sẽ thấy ở đó sư phong phú lạ thường của các hình tượng, sự giản dị của sức mạnh làm say đắm lòng người, vẻ đẹp tuyệt vời của những định nghĩa… Hãy đi sâu vào sáng tác của nhân dân, nó trong lành như nước nguồn ngọt ngào, tươi mát, róc rách từ khe núi chảy ra (M. Gorki).

Trang 5

 

 


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng và

vận dụng cao

Nêu khái niệm, đặc trưng, phân loại, hình thức diễn xướng… của mỗi thể loại: sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười.

Tóm tắt được tác phẩm.

 

Kể chuyện nhập vai hoặc kể chuyện tưởng tượng

Nêu thêm tên một số tác phẩm tự sự dân gian đã học ở lớp 6 và ngoài chương trình

Chia bố cục tác phẩm

 

Nêu những việc sẽ làm nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của nhân vật.

Nhận diện được các nhân vật chính diện/ phản diện/phù trợ/nhân vật quần chúng…trong mỗi tác phẩm

Nhận diện được tình hống/các chi tiết đặc sắc trong tác phẩm

Phân tích được các nhân vật trong truyện

Biết lí giải nếu thiếu chi tiết nào đó hoặc nhân vật hành động khác với trong truyện hoặc kết thúc khác đi so với bản gốc thì giá trị của truyện và ý tưởng của tác giả có giữ nguyên được không.

Đánh giá về việc sáng tạo nhân vật/chi tiết trong tác phẩm

Chỉ ra những đặc điểm về cốt truyện/nhân vật/kết cấu/yếu tố hư cấu kì ảo…trong mỗi tác phẩm

Phân tích được ý nghĩa của một số chi tiết đặc sắc

 

Đánh giá tác dụng của mỗi kết thúc tác phẩm/đoạn trích; quan điểm thái độ của tác giả dân gian

Sắp xếp các chi tiết/tranh ảnh đúng diễn biến cốt truyện

- Phân tích những đặc điểm của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.

 

Bày tỏ quan điểm cá nhân về các ý kiến bàn về chi tiết/nhân vật/tác phẩm…

So sánh nhân vật – nhân vật, chi tiết – chi tiết, kết thúc – kết thúc trong các tác phẩm tự sự dân gian khác nhau

 

Nhận diện hành động của nhân vật

- Nêu tác dụng của hình tượng nghệ thuật trong việc giúp tác giả dân gian thể hiện cái nhìn về cuộc sống và con người.

- Đánh giá cách xây dựng hình tượng nghệ thuật.

- Nêu cảm nhận/ấn tượng riêng của bản thân về hình tượng nghệ thuật.

- Nhận xét về tư tưởng của tác giả dân gian được thể hiện trong tác phẩm.

- Sáng tạo tác phẩm tự sự/chuyển thể kịch bản các chi tiết/tác phẩm tự sự

Đọc một đoạn thơ hiện đại được gợi cảm hứng từ tác phẩm tự sự dân gian và nhận ra đọan thơ ấy được gợi cảm hứng từ nhân vật/tác phẩm nào

Sưu tầm và hiểu các nhận định/lời thơ gợi cảm hứng từ nhân vật/chi tiết/tác phẩm

Vận dụng nhận định/lời thơ gợi cảm hứng từ nhân vật/chi tiết/tác phẩm vào viết bài văn nghị luận về tác phẩm tự sự dân gian trong chuyên đề (sử dụng ý kiến chuyên gia)

 

Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả

Ví dụ, với bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, có thể sử dụng các câu hỏi sau:

Cuộc sống cần những câu chuyện nhỏ để ta hiểu ra nhiều ý nghĩa lớn lao (Khuyết danh).

Trang 8

 
 


Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng

và vận dụng cao

Nêu khái niệm truyền thuyết.

 

Tóm tắt và chia bố cục tác phẩm

Vì sao nói rất tiêu biểu cho thể loại truyền thuyết

 

Lần lượt nhập vai các nhân vật chính để tóm tắt tác phẩm.

 

Nêu đặc trưng của truyền thuyết

Vì sao tác giả lại đăt tên truyện là Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Em ấn tượng nhất về nhân vật nào trong tác phẩm? Vì sao?

Nhớ nhan đề tác phẩm, xuất xứ tác phẩm

Phân tích được vai trò của An Dương Vương trong xây dựng và bảo vệ đất nước

 

Nếu ở vào hoàn cảnh tương tự của nhân vật, em sẽ làm gì?

Kể tên các nhân vật trong tác phẩm

Phân tích được những nguyên nhân dẫn đến bi kịch nước mất, nhà tan

Bày tỏ quan điểm cá nhân trước các đánh giá về nhân vật An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy

Biết về lễ hội đền Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội và quần thể di tích gắn liền với sự ra đời của truyền thuyết này

Cắt nghĩa một chi tiết, hình ảnh… trong tác phẩm

So sánh kết thúc của tác phẩm với kết thúc của Thánh Gióng

Chỉ ra cốt lõi lịch sử và những yếu tố hoang đường, kì ảo, hư cấu trong tác phẩm

Hiểu được những bài học lịch sử và bài học về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ nước - nhà, riêng - chung

Hãy rút ra cách đọc hiểu một tác phẩm truyền thuyết

 

Đọc một đoạn thơ hiện đại được gợi cảm hứng từ tác phẩm tự sự dân gian và nhận ra đọan thơ ấy được gợi cảm hứng từ nhân vật/chi tiết /hình ảnh nào trong tác phẩm

Tìm và hiểu các nhận định/lời thơ gợi cảm hứng từ nhân vật/chi tiết/tác phẩm

Vận dụng nhận định/lời thơ gợi cảm hứng từ nhân vật/chi tiết/tác phẩm vào viết bài văn nghị luận về tác phẩm tự sự dân gian trong chuyên đề (sử dụng ý kiến chuyên gia)

Sáng tạo: kể chuyện tưởng tượng về nhân vật trong truyền thuyết

 

Với các văn bản còn lại, GV dựa vào hệ thống câu hỏi cốt lõi để biên soạn các câu hỏi cụ thể phù hợp với từng văn bản.

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học

- Xác định các văn bản được dùng dạy học đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại và vấn đề trọng tâm cần đọc hiểu ở mỗi văn bản:

+ Khái quát về văn tự sự: giúp học sinh hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết về văn tự sự (Tiết 1-2).

+ Bài Chiến thắng Mtao Mxây:  tập trung tìm hiểu về đặc trưng của sử thi và giá trị của đoạn trích. Thông qua đoạn trích, HS hiểu được giá trị của sử thi (Tiết 3-4).

+ Bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy: tập trung tìm hiểu về đặc trưng của truyền thuyết và giá trị của tác phẩm (Tiết 5-6).

+ Bài ; Tấm Cám: tập trung tìm hiểu về đặc trưng của truyện cổ tích và giá trị của tác phẩm (Tiết 7-8).

+ Bài Tam đại con gà; Nhưng nó phải bằng hai mày: tập trung tìm hiểu về đặc trưng của truyện cười và giá trị của các tác phẩm (Tiết 9-10).

Ngoài những yếu tố trên, ở mỗi VB, các yếu tố còn lại vẫn được HS tìm hiểu nhưng không phải là trọng tâm của giờ học.


BÀI THIẾT KẾ MINH HỌA TIẾT 1 - 2 VÀ TIẾT  5-6

BÀI THIẾT KẾ MINH HỌA TIẾT 1 - 2

TIẾT 1-2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

             

I.  Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Về kiến thức:

+ Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về văn tự sự để từ đó vận dụng vào học các tác phẩm trong chuyên đề.

- Về kĩ năng :

+ Rèn luyện thêm kĩ năng viết văn tự sự.

+ Kĩ năng giải quyết một số bài tập có liên quan đến chuyên đề.

+ Kĩ năng nhập vai và trình bày ở dạng nói và dạng viết.

 - Về thái độ: Yêu quý và trân trọng những văn bản tự sự có tư tưởng nghệ thuật.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Năng lực tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm tự sự.

- Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo.

- Năng lực đọc - hiểu và sáng tác văn bản tự sự.

- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản tự sự.

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực tự học và tự học có hướng dẫn.

- Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

3. Chuẩn bị của học sinh

- Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về văn tự sự đã được học trong chương trình chính khóa THCS và THPT.

- Đọc và tóm tắt các tác phẩm tự sự dân gian (Ngữ văn 10 tập 1) trước ở nhà.

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.

- Tìm hiểu kiến thức và làm bài tập giáo viên yêu cầu khi về nhà.

- Các sản phẩm chuẩn bị được giao (thực hiện hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong dạy học dự án…).

- Vận dụng, luyện kĩ năng tìm bài học cuộc sống từ tác phẩm văn học.

4. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh

4.1. Hướng dẫn chung

- Mục đích chính của chuyên đề này không chỉ là giúp học sinh tái hiện những kiến thức đã học mà còn hệ thống hóa, hình thành cho học sinh kĩ năng hệ thống hóa và khái quát hóa kiến thức về văn tự sự đồng thời bổ sung cho học sinh những kiến thức và kĩ năng mà ở từng bài học cụ thể, học sinh chưa biết hoặc chưa có điều kiện để rèn luyện.

- Trong quá trình dạy, giáo viên sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để vừa giúp học sinh củng cố lại kiến thức về các tác phẩm trong chuyên đề, vừa tạo cơ hội để học sinh thể hiện suy nghĩ, quan niệm mang tính cá thể của mình. Chuyên đề cũng giúp cho học sinh tránh được sự nhàm chán và để học sinh có điều kiện trải nghiệm sâu hơn, thậm chí là sáng tác được tác phẩm tự sự để từ đó học sinh thấy hứng thú trong tiếp nhận những kiến thức, kĩ năng mới.

4.2 Hướng dẫn cụ thể cho từng hoạt động

 

 


Hoạt động

Mục tiêu, ý tưởng thiết kế hoạt động

Hoạt động của học sinh

Hoạt động của giáo viên

Sản phẩm yêu cầu

Phương tiện hỗ trợ

A. KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Xem đoạn vi deo (có nội dung mụ dì ghẻ chặt cau hãm hại Tấm) và trả lời câu hỏi ngắn: Em hãy kể lại nội dung trong video? Vì sao xem video em có thể kể lại được?

Nhận diện được văn tự sự

Chú ý xem video và kết nối thông tin để trả lời câu hỏi.

Chuẩn bị video, câu hỏi, đáp án đúng, nhận xét kết quả sau khi học sinh trả lời.

 

 

 

 

 

 

Đáp án đúng:

-Đoạn video kể về sự việc mụ dì ghẻ chặt cau hãm hại Tấm

-Em có thể kể lại vì nó được chuyển thể từ một văn bản tự sự.

Máy chiếu projecter

Hoạt động 2: Giới thiệu tác phẩm tự sự dân gian đã học ở lớp 6 hoặc lớp10 bằng tranh đã chuẩn bị sẵn.

- Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh vào bài học.

Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời.

(Ngữ văn 11 nâng cao)

                                                                                                                                                                                       Trang 14 15

 
- Đánh giá năng lực tiếp nhận tác phẩm của học sinh.

Kĩ thuật dạy học thông qua trò chơi. Các đại diện nhóm phân công người giới thiệu tác phẩm thông qua các tranh/ảnh được rút thăm.

- Giáo viên tổ chức trò chơi và đưa ra luật chơi.

- Sau khi các nhóm hoàn thành công việc. Giáo viên nhận xét, đánh giá.

 

- Giáo viên gợi mở vấn đề: Việc ôn tập, khái quát kiến thức lí thuyết về văn tự sự sẽ giúp ích gì cho việc học các tác phẩm tự sự?

Lời thuyết trình, giới thiệu của mỗi nhóm.

Tranh ảnh minh họa các tác phẩm:

Con rồng cháu tiên, Sơn Tinh – Thủy Tinh; bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sự tích Hồ Gươm

 

 

 

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Trao đổi nhóm và hệ thống hóa những kiến thức đã học về văn tự sự đã học ở THCS và hoàn thành phiếu học tập.

Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học, hình thành cái nhìn khái quát, tổng thể về văn tự sự

- Trao đổi theo nhóm kĩ thuật ổ bi và hệ thống hóa các phương diện: Khái niệm, ý nghĩa của phương thức tự sự; sự việc và nhân vật trong văn tự sự; lời văn, đoạn văn tự sự; ngôi kể trong văn tự sự; thứ tự kể trong văn tự sự

- Yêu cầu học sinh hoàn thành các nội dung  vào phiếu học tập.

Điều quan trọng là có chuyện để kể (Đề thi olimpic 30/4)

                                                                                                                                                                            Trang 15

 
- Yêu cầu học sinh trưng bày, trình bày, trao đổi về sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá, bổ sung (nếu cần).

Phiếu học tập số 1

 

Giấy A0, bút dạ, nam châm bảng từ, bút lare…

Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức về văn tự sự ở lớp 10 và giáo viên đưa ra một câu chuyện ý nghĩa có thực trong đời sống để thực hành

(Câu chuyện Cô học trò tên Thu của cô giáo Hân)

Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức về văn tự sự ở đầu lớp 10: Lập dàn ý bài văn tự sự; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự; miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Từ đó thực hành hiệu quả về văn tự sự.

Hoạt động nhóm với kĩ thuật bể cá. Chú ý lắng nghe và kết nối thông tin để trả lời câu hỏi.

- Phân công học sinh đọc: dẫn truyện, đọc theo vai nhân vật.

- Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi vào phiếu học tập

- Nhận xét và chốt vấn đề

Phần trình bày văn bản bằng giọng đọc của học sinh

Phiếu học tập số 2

Giấy A4, bút mực, máy trợ giảng để tăng âm

Hoạt động 3: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về một nhân vật chính diện trong một tác phẩm tự sự dân gian đã học mà HS thấy ấn tượng nhất.

- Giúp học sinh cá thể hóa tiếp nhận văn học, bày tỏ được quan điểm, sở thích của mình về nhân vật.

- Củng cố kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự tập trung vào một trong những vấn đề trung tâm: nhân vật

- Hoạt động cá nhân kĩ thuật viết tích cực: Viết đoạn văn ghi lại ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật.

- Hoạt động nhóm kĩ thuật trao đổi cặp đôi: Trao đổi với bạn bên cạnh để cùng góp ý, sửa chữa.

- Đọc đoạn văn hoặc trình bày miệng về ấn tượng với nhân vật.

- Khi giao việc gợi ý học sinh viết đoạn văn theo cấu trúc:

+ Đó là nhân vật nào?

+ Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật là gì?

+ Vì sao em có ấn tượng ấy?

- Sau khi học sinh viết xong, giáo viên hướng dẫn các em trao đổi, sửa đoạn văn cho nhau theo từng cặp.

- Gọi 2 học sinh lên nêu ấn tượng của mình về nhân vật để cả lớp cùng tham gia trao đổi, nhận xét.

- Thống kê bằng hình thức cho học sinh giơ tay để biết nhân vật nào gây cảm hứng nhất. Từ đó GV nhận xét, đánh giá chung về sản phẩm của học sinh.

Đoạn văn nêu ấn tượng về nhân vật.

Phiếu học tập số 3

Phiếu học tập, bảng phụ, video quay học sinh trình bày đoạn văn.

Hoạt động 4: Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản “Cô học trò tên Thu” trong khoảng 10 dòng.

Giúp học sinh biết tổng hợp các kiến thức đã ôn tập về văn tự sự để tóm tắt đươc văn bản tự sự cụ thể theo yêu cầu của giáo viên

Thoát li văn bản tự nhớ lại và tóm tắt tác phẩm dựa theo nhân vật

- Đưa ra yêu cầu tóm tắt văn bản.

- Quan sát hoạt động học tập của học sinh để giúp đỡ, hỗ trợ khi cần thiết.

- Nghe học sinh trình bày sản phẩm và nhận xét.

Nội dung truyện đã được tóm tắt dưới dạng nói/viết.

Phiếu học tập số 4

Phiếu học tập, bảng phụ, video quay học sinh trình bày tóm tắt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động: Châm ngôn có câu “Cuộc sống cần những câu chuyện nhỏ để ta hiểu ra những ý nghĩa lớn lao của đời người”. Anh/chị hãy kể cho cả lớp nghe một câu chuyện mini/chuyện chớp (mà anh chị đã được tiếp nhận) đáp ứng được yêu cầu của châm ngôn trên và rút ra thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó.

Hiểu được ý nghĩa lớn của những câu chuyện nhỏ và thêm yêu thích bộ môn Ngữ văn.

 

- Kể lại câu chuyện mini mà mình cho là có ý nghĩa lớn lao.

- Chỉ ra ý nghĩa lớn lao mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm

- Nhận ra khả năng kì diệu của nghệ thuật ngôn từ so với các môn khoa học và các bộ môn nghệ thuật khác.

- Thu thập tài liệu, xử lí thông tin theo yêu cầu và hoàn thành sản phẩm

- Đưa ra yêu cầu

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập một cách hợp lí.

- Kiểm tra sản phẩm và nhận xét, đánh giá, rút ra tầm quan trọng của văn tự sự nói chung, truyện mini nói riêng.

Phiếu học tập số 5

Máy tính có kết nối internet để gửi sản phẩm lên zalo nhóm học tập.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật và nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Sáng tạo tình huống là nơi thách thức tài nghệ của nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh).

                                                                                                                                                                                   Trang 21

 
Hoạt động 1: Học sinh sáng tác truyện mini, truyện ngắn

Giúp HS được trải nghiệm và phát triển ý tưởng sáng tạo. Từ đó biết giao tiếp, kể chuyện có sức hấp dẫn trong thực tế đời sống, cảm nhận sâu hơn về ý đồ nghệ thuật và tư tưởng của các nhà văn cụ thể được học trong chương trình cũng như ngoài chương trình.

- Hình thành ý đồ sáng tác

- Hoàn thành tác phẩm

- Phân tích được các chi tiết đắt, thông điệp ý nghĩa của văn bản.

- Giáo viên hướng dẫn các bước hoàn thành một văn bản tự sự, những điều cần lưu ý khi viết văn tự sự

- Đưa ra yêu cầu cụ thể

- Kiểm tra, đánh giá, khen ngợi kịp thời những sản phẩm xuất sắc và hỗ trợ HS gặp khó khăn giải quyết vấn đề

 

Tác phẩm của học sinh sau khi được giáo viên chỉnh sửa (nếu cần thiết).

Phiếu học tập số 6

Máy tính có kết nối mạng để trao đổi thông tin đa chiều giữa giáo viên và các cá nhân/nhóm học sinh.

Hoạt động 2: Sưu tầm những nhận định mang tính lí luận văn học bàn về yêu cầu trong sáng tác tác phẩm tự sự (truyện ngắn, truyện mini…).

Qua bài tập HS hiểu những vấn đề cần thiết trong viết văn tự sự được thể hiện trong nhận định, biết vận dụng khi làm văn (sử dụng ý kiến của chuyên gia).

- Thu thập thông tin theo yêu cầu bằng kĩ thuật đọc tích cực

 

Giao công việc cụ thể, kiểm tra và nhận xét sản phẩm của học sinh trong phiếu học tập.

Phiếu học tập số 7

Máy tính có kết nối internet để tìm kiếm tài liệu và gửi sản phẩm lên zalo nhóm học tập.


PHỤ LỤC TIẾT 1,2

                        Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

(Ôn tập kiến thức về văn tự sự ở THCS)

SẢN PHẨM NHÓM 1

* Khái niệm, ý nghĩa văn tự sự

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

* Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

- Sự việc trong văn bản tự sự được  trình bày một cách cụ thể; sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả…Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

* Lời văn, đoạn văn tự sự

- Văn tự sự chủ yếu là kể người và việc. Kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.

- Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.

* Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự:

- Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đạt ra trong văn bản.

- Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có 3 phần:

+ Mở bài: giới thiệu chung về nhân vật, sự việc.

+ Thân bài: kể diễn biến của sự việc.

+ Kết bài: kể kết cục của sự việc.

* Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.

- Lập ý là xác định các nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.

- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

 SẢN PHẨM NHÓM 2

* Ngôi kể trong văn tự sự

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

-Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

- Khi tự xưng là tôi, kể theo ngôi thứ nhất, người kể trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.

- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.

- Người kể xưng tôi không nhất thiết là chính tác giả.

* Thứ tự kể trong văn tự sự

- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

- Nhưng để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả sự việc hiện tại ra kể trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc xảy ra trước đó.

* Truyện tưởng tượng

- Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.

- Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

* Kể chuyện đời thường: kể về những câu chuyện có thật (người thật việc thật) trong cuộc sống đời thường.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

(Tìm hiểu kiến thức về văn tự sự ở lớp 10 và thực hành)

NHÓM 1(Ôn tập kiến thức về văn tự sự ở lớp 10)       

* Lập dàn ý bài văn tự sự

- Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.

- Dàn ý chung:

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật…).

+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩ của nhân vật hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

- Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.

* Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự

- Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.

- Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.

* Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự

- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong văn bản tự sự. Nhờ những yếu tố đó mà câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn và có sức truyền cảm mạnh mẽ.

- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công, người viết cần phải quan tâm tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân, đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và lắng nghe những lay động mà sự việc khách quan gieo vào trong tâm trí của mình.

* Luyện tập viết đoạn văn trong văn tự sự

- Có nhiều đoạn văn trong văn bản tự sự. Đoạn (các đoạn) mở bài giới thiệu câu chuyện; các đoạn thân bài kể lại diễn biến các sự việc; đoạn (các đoạn) kết bài kết thúc câu chuyện, tạo ấn tượng đối với suy nghĩ, cảm xúc của người đọc, người nghe.

- Để viết đoạn văn tự sự, cần hình dung sự việc xảy ra thế nào rồi lần lượt kể lại diễn biến của nó; chú ý sử dụng các phương tiện liên kết câu để đoạn văn được mạch lạc, chặt chẽ.

* Tóm tát văn bản tự sự

- Tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó. Bản tóm tắt phải trung thành với văn bản gốc.

- Khi tóm tắt cần:

+ Đọc kĩ văn bản, xác định nhân vật chính.

+ Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó.

+ Tóm tắt các hành động, lời nói, tâm trạng của nhân vật theo diễn biến của sự việc (một vài chỗ có thể kết hợp dẫn nguyên văn từ ngữ, câu văn trong văn bản gốc).

 

 NHÓM 2 (Thực hành)

Câu chuyện: CÔ HỌC TRÒ TÊN THU

(Tác giả: Nguyễn Thi Hân – GV Trường TH Thị trấn Lập Thạch)

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Lập Thạch, mảnh đất đã chắp cánh cho tôi nuôi dưỡng ước mơ trở thành một cô giáo tiểu học và niềm hạnh phúc đầu đời của tôi là được đứng trên bục giảng, được nghe tiếng gọi thân thương của học trò, được dạy các em những điều hay lẽ phải, về đạo đức làm người. Với tôi 9 năm trong nghề dạy học đã có biết bao kỉ niệm vui buồn đáng nhớ, nhưng kỉ niệm đã lưu lại trong trái tim tôi thật rõ đó là kỷ niệm về cô học trò có tên gọi trùng với tên gọi của mùa thu.

          Ngày ấy, năm học 2014- 2015 sau đợt tập huấn về Công nghệ giáo dục lớp 1 tôi được nhà trường phân công  dạy lớp 1. Lớp 1A2 do  tôi chủ nhiệm  có 33 cô cậu học trò nhỏ. Lần đầu tiên nhận lớp, tôi hồi hộp,  lo lắng một cảm giác nao nao thật khó diễn tả.Sau khi nhận lớp, làm quen, gần gũi với các em, tôi dần dần nhớ được hầu hết tên và hoàn cảnh của từng học trò một qua tìm hiểu hồ sơ tuyển sinh lớp 1.

Vào tháng 11 năm ấy,  là thời điểm giữa học kì 1, các em đã học được 2 tháng Công nghệ giáo dục học, tôi chuyên tâm vào  dạy đọc, dạy viết cho các em. Những bài học âm, học Vần của Công nghệ giáo dục sao mà khó thế. Cả cô và trò xoay vần trong cơn lốc… cô ra kí hiệu, trò đọc, trò làm việc cô giao… Trong lớp tôi, các em đều học khá tốt, đọc khá nhanh nhưng cũng có vài em đọc và làm toán chậm, điển hình là cô học trò tên Thu. Em có  dáng người nhỏ bé, đôi mắt to tròn, đen láy nổi bật trên khuân mặt xinh đẹp pha chút đượm buồn. Trong lớp, hầu như Thu không chú ý nghe tôi giảng bài. Lần thứ nhất, lần thứ hai rồi đến lần thứ ba…tôi thu hút sự chú ý của em bằng những câu hỏi và lời khen dành cho cả lớp và các bạn. Em vẫn không mảy may để ý tới sự chú ý của tôi, em thường gục đầu xuống bàn học đúng như một người thiếu ngủ. Mỗi khi gọi em đọc bài, viết bài tôi thấy em thiếu tự tin và hay quên âm, vần.Có lần tôi nhẹ nhàng đến bên em hỏi nhỏ: Con đọc bài cho cô và cả lớp nghe được không? Em lí nhí trả lời ấp úng trong cổ họng mà tôi không thể nghe rõ em đang nói gì. Tôi đành cho em ngồi xuống và nói: Con cố gắng chú ý học, nghe cô giảng, hôm sau cô sẽ gọi con trả lời bài nhé.

Một hôm, trong giờ sinh hoạt lớp:

-         Chào cô, tôi là mẹ cháu Thu. Mong cô cho Tôi gặp cháu chút ạ…

-         GV: vâng chị! Thu, có phải mẹ con không? Con ra gặp mẹ nhé…

-         (Thu chạy ra gặp mẹ, mẹ lấy sữa cho con uống: Thu nói: mẹ..mẹ.. con nhớ mẹ lắm..)

Hình ảnh người phụ nữ với dáng người gầy gò, đôi mắt đỏ hoe, trên tay cầm vỉ sữa và cây bút khiến tôi cảm thấy có một cái gì đó không bình thường…

   Khi tiếng trống trường vang lên rộn rã báo hiệu giờ tan học,  học sinh các lớp ùa ra như bầy ong vỡ tổ. Tôi nhanh chóng  dặn dò và chào tạm biệt các em học sinh.

Cũng vừa lúc ấy, bà của Thu xuất hiện:

-         Bà:Chào cô? Tôi là bà của cháu Thu, thế tôi hỏi không phải.. cô có phải là cô Hân chủ nhiệm lớp không vậy?

-         GV: dạ, vâng cháu là Hân bà ạ.

-         Bà: tôi là tôi đến sớm từ lâu, quan sát từ lúc nãy tới giờ, sao cô lại cho người lạ gặp cháu tôi?

-         Gv: Bà ơi, đó là mẹ của em Thu, lớp 1A2 bà ạ.

-         Bà: Không mẹ con gì hết, mẹ nó đã chết từ lâu rồi… từ nay tôi không cho phép cháu tôi  gặp người lạ nữa. Cô không làm được việc này, tôi sẽ báo cáo lên ban giám hiệu nhà trường…

-         GV: bà ơi , bà bình tĩnh ngồi đây nghe cháu tâm sự một chút ạ.Nhân tiện đây cháu xin trao đổi với bà rằng em Thu  nhà ta học hành còn chậm so với các bạn, cháu e ngại do ảnh hưởng tâm lý mà em có nhiều biểu hiện bất thường..

-         Bà: Cái việc dạy dỗ là việc của các cô nhá…còn cháu tôi , tôi nuôi cơm ăn, áo mặc đầy đủ sao mà ko học  được…

-         GV: Bà ạ, trẻ nhỏ trong giai đoạn này nếu gặp vấn đề tâm lí là rất ảnh hưởng tới việc học tập của cháu ạ? Cháu mong bà suy nghĩ lại… bà hãy để cho hai mẹ con em Thu được gặp nhau…

-         Bà: Thu, đi về với bà, còn cô nữa sao cứ làm khổ cháu tôi thế….

-         ( Hai mẹ con vẫn ôm nhau khóc), bà kéo Thu về….và chị phụ huynh chạy theo gọi Thu…Thu, con ơi…

Nhìn em khóc tôi thấy vô cùng bối rối, tôi vội quay ra cửa. Song để giải quyết vấn đề trước mặt học sinh, tội dỗ dành em đừng khóc nữa. Hôm sau cô sẽ nói chuyện với bà em, bây giờ em về cùng bà nhé”

Lúc này, trong đầu tôi đã tự hình dung đặt ra bao câu hỏi: Hoàn cảnh thực tế của gia đình em  ra sao? Mẹ của em đâu?

Kể từ hôm ấy, tôi quan tâm em một cách đặc biệt hơn, qua tìm hiểu về gia đình em, tôi không khỏi bất ngờ, bố mẹ em đã ly thân, bố thì đi cải tạo trong trại cai nghiện, mẹ em sức khỏe yếu nên không làm được việc nặng  và ở với ông bà ngoại ở xã bên.Em ở với ông bà nội, vì ông bà nội không cho mẹ nuôi em. Cuộc sống thiếu vắng bóng cha, lại thiếu đi tình cảm của mẹ nên em rất buồn.

Hàng ngày Thu vẫn đến lớp nhưng giờ ra chơi em không chơi cùng các bạn. Em học hành sa sút hẳn, thường xuyên kêu đau đầu, mệt mỏi. Cuối tuần học đó, tôi trực tiếp đến nhà em.Em ở với ông bà nội trong căn nhà cấp bốn nhỏ nhắn. Thấy tôi, đôi mắt em sáng lên, em nói: “ Cô ơi, con nhớ mẹ lắm…”. Bà nội em ngồi lặng lẽ bên bàn, rót nước mời tôi uống. Đôi mắt của bà chứa đựng nhiều khắc khổ của cuộc đời. Tôi nói với bà: bà ơi, cháu tới đây để thăm em Thu ốm. Về chuyện hôm trước cháu mong bà suy nghĩ kĩ lại ạ. Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng không gì chia cắt được. Có câu “Cá chuối đắm đuối vì con”. Cháu mong bà chấp nhận cho hai mẹ con em Thu được thăm nuôi nhau, để em Thu được học hành tiến bộ hơn bà ạ.

     Sau buổi đó, cô trò lớp tôi lại bận rộn cho công tác văn nghệ báo ảnh,.. chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Tôi tìm mọi biện pháp để kéo em tham gia hoạt động chung của lớp. Và điều tôi mong muốn đã trở thành hiện thực,em có nhiều tiến bộ trong học tập, tính tình trở nên vui vẻ, nhanh nhẹn, hòa nhập cùng múa hát với các bạn khiến cho tiết mục văn nghệ của lớp tôi đạt giải Nhất năm ấy.

Thời tiết đầu thu, tiết trời trong xanh, gió nhẹ nhè… tiếng đọc bài trong lớp vẫn  rộn vang như khép lại cho một mùa thu với màu vàng tươi của nắng mới. Bà nội Thu đến lớp gặp tôi:

-         Bà: Mừng quá cô ạ! Giờ cháu đã tiến bộ nhiều rồi.

-         GV: Dạ, vậy là cháu rất vui ạ.

-         Bà: Cảm ơn cô, tôi thấy mình thật vô lí và ích kỷ. Nhờ cô mà cháu đã tiến bộ rất nhiều. Thôi thì bố cháu cũng vừa cải tạo xong và trở về với gia đình. Tôi quyết định cho mẹ con Thu được ở với nhau để có bố, có mẹ cô ạ. Tôi già cả rồi, cũng chỉ mong cho con cháu học hành tiến bộ.

-         Giáo viên: Cháu cảm ơn tấm chân tình của bà. Vâng, cháu sẽ quan tâm đến Thu thật nhiều bà ạ.

-         Bà: Thôi chào cô, tôi về.

Hình ảnh người bà dần khuất xa nhưng đọng lại trên đôi mắt của bà là niềm vui và sự tin tưởng. Tôi cũng rất vui vì tình cảm mẹ con Thu được gắn bó vui chung một nhà, tình bà cháu càng thêm ấm áp và cô học trò mang tên gọi mùa thu của tôi cũng ngày càng học hành tiến bộ.

Yêu cầu tìm hiểu:

- Lập dàn ý bài văn tự sự (kết hợp tìm hiểu quá trình hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện của tác giả).

- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Yêu cầu: Hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của bản thân về một nhân vật chính diện trong một tác phẩm tự sự dân gian đã học mà anh/chị thấy ấn tượng nhất.

Sản phẩm tiêu biểu:

          Đọc trường ca Đăm Săn của dân tộc Ê đê, em rất ngưỡng mộ nhân vật Đăm Săn. Chàng là một tù trưởng hội tụ nhiều phẩm chất, giá trị tốt đẹp: tài năng, dũng cảm, yêu chính nghĩa, gắn bó với gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên của thị tộc. Chiến thắng tù trưởng Sắt Mtao Mxây, thị tộc của Đăm Săn càng trở nên hùng mạnh, tiếng tăm chàng càng trở nên lừng lẫy, vang xa. Khép lại thiên anh hùng ca, Đăm Săn sau khi chết ngập trong vùng bùn nhão lại tiếp tục cuộc sống trong một hình hài khác. Nhân vật đã đem đến cho em nhiều bài học làm người quý giá vì thế Đăm Săn sẽ mãi mãi là bản trường ca vượt qua mọi thời gian, không gian, không thừa nhận cái chết, mãi neo đậu trong tâm hồn bạn đọc nhiều thế hệ.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Yêu cầu: Tóm tắt văn bản tự sự “Cô học trò tên Thu” trong khoảng 10 dòng.

Sản phẩm tiêu biểu:

          Câu chuyện kể về một kỉ niệm đáng nhớ của cô giáo chủ nhiệm lớp 1. Trong lớp của cô có một cô học trò tên Thu đến lớp thường không chú ý vào bài học. Em luôn buồn bã và không hòa động với các bạn trong lớp. Một hôm, mẹ Thu đến thăm em và bà nội em cũng xuất hiện. Từ đó cô giáo chủ nhiệm đã nắm được hoàn cảnh đặc biệt của em: bố mẹ em đã li thân, bố em phải vào trại cải tạo vì liên quan đến ma túy, mẹ em về nhà mẹ đẻ và bà nội em cấm không cho đến gặp con gái. Bằng tấm lòng yêu thương học sinh và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, cô giáo đã đến nhà Thu nói điều hơn lẽ thiệt để bà nội Thu hiểu và đồng ý cho mẹ em được thăm nuôi con. Nhờ đó Thu tiến bộ rất nhanh. Cuối cùng bà em đã đến trường thông báo tin bố em đã được ra trại, gia đình sẽ đoàn tụ và bà rất vui trước sự trưởng thành của cô cháu gái.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

Yêu cầu: Châm ngôn có câu “Cuộc sống cần những câu chuyện nhỏ để ta hiểu ra những ý nghĩa lớn lao của đời người”. Anh/chị hãy kể cho cả lớp nghe một câu chuyện mini/chuyện chớp (mà anh chị đã được tiếp nhận) đáp ứng được yêu cầu của châm ngôn trên và rút ra thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó.

Sản phảm tiêu biểu:

CÁ CHÉP CON VÀ CUA

          Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép con bèn bơi lại gần và hỏi:

– Bạn cua ơi, bạn làm sao thế?

Cua trả lời:

– Tớ đang lột xác bạn à..

– Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ?

– Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ.

– À, bây giờ thì tớ đã hiểu.

          (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc – NXB Kim Đồng, 2009)

Thông điệp ý nghĩa rút ra từ câu chuyện: Câu chuyện đã gợi cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về quá trình lớn lên và trưởng thành của muôn loài và con người: muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai thử thách, qua những quá trình lột xác đau đớn. Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6

Yêu cầu: sáng tác truyện mini

ẾCH HAY NGỰA?

          Tôi và Hưng đều là những học sinh xuất sắc của một khóa học mĩ thuật. Thầy giáo dạy vẽ rất hài lòng về chúng tôi. Tuy nhiên, thầy giáo vẫn rất buồn vì đôi khi chúng tôi hay xích mích, không tìm được tiếng nói chung. Cách đây 3 tháng, thầy thông báo có một cuộc thi vẽ tầm cỡ dành cho lứa tuổi chúng tôi sắp tổ chức nhưng chỉ được một sản phẩm  gửi đi dự thi. Thầy đưa ra một bức vẽ mà thầy rất tâm huyết và đặt ra câu hỏi cho chúng tôi: Bức tranh vẽ gì?

Tôi nhìn nhanh rồi trả lời một cách tự tin: thưa thầy, là con ếch ạ!

Thầy đưa mắt nhìn Hưng. Hưng quả quyết khẳng định đó là hình đầu một chú ngựa. Chúng tôi ai cũng hi vọng mình sẽ đúng và đều hướng mắt về phía thầy. Thầy dạy vẽ trầm tư một lúc rồi nói:

- Cả hai em đều đúng vì thầy để hai em đứng ở những góc nhìn khác nhau.

Việc làm của thầy giúp chúng tôi hòa hợp với nhau hơn và hiểu ra rằng: Trong cuộc sống đôi khi ta cần phải biết đặt mình vào vị trí người khác, biết chấp nhận sự khác biệt của mỗi người. Cuối cùng thầy quyết định để chúng tôi cùng lên ý tưởng và hoàn thành một bức vẽ để tham gia kì thi sắp tới. Bức vẽ của chúng tôi thuộc trường phái ấn tượng và được giới hội họa đánh giá cao do nó có thể gợi hình ảnh, ý nghĩa từ nhiều góc độ.

Câu chuyện nhỏ này trở thành kỉ niệm sâu sắc sẽ đi theo tôi suốt cuộc đời bởi nó đã mang đến cho tôi nhận thức đúng đắn về cái nhìn trong cuộc sống và trong nghệ thuật.

                   

Là con ếch hay con ngựa- vấn đề là ở góc nhìn của bạn?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7

Yêu cầu: Sưu tầm những nhận định mang tính lí luận văn học bàn về yêu cầu trong sáng tác tác phẩm tự sự (truyện ngắn, truyện mini…).

Sản phẩm:

1/ Theo tôi viết truyện ngắn cốt yếu phải tô đậm cái mở đầu và cái kết thúc (Nguyễn Khải).

2/ Âm đầu phải là một thứ âm chuẩn (Vô nô rin).

3/ Sức mạnh của cú đấm nghệ thuật thuộc về đoạn cuối (Phuốc ma nốp).

4/ Nhân vật là trụ cột của tác phẩm (Tô Hoài).

5/ Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật và làm nổi bật tư tưởng của nhà văn (Nguyễn Đăng Mạnh).

6/ Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn (M. Gorki).

7/ Tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là nơi mà sự sống hiện lên đậm đặc nhất và cũng là điểm thấy được sáng tạo và tài năng người nghệ sĩ (Nguyễn Minh Châu).

8/ Chi tiết trong truyện ngắn là người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ (Lí luận văn học).

9/ Văn học hư cấu: Sự thật của những lời nói dối. Nghệ sĩ dùng lời dối trá để nói lên sự thật (Mario Vargas Llosa).

10/ Máu thịt và linh hồn của văn học là hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn từ (Lí luận văn học).

11/ Mọi tác phẩm văn học đều dang dở, luôn đòi hỏi sự bổ  sung mà không bao giờ ta đạt tới giới hạn cuối cùng bằng văn bản (Roman Ingaden) .

 

Sau bài học thứ nhất (tiết 1-2), học sinh đã được hệ thống hóa các kiến thức về văn tự sự. Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đó để lần lượt đi vào đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian trong SGK:

-  Tìm hiểu đoạn trích Chiến thắng Mtao M xây trong sự gắn bó với đặc trưng của văn tự sự, đặc trưng của văn học dân gian và đặc trưng của sử thi. Nhiệm vụ của giáo viên là qua một đoạn trích giúp học sinh hiểu được không gian sử thi Tây Nguyên (Tiết 3-4).

- Tìm hiểu văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy trong sự gắn bó với đặc trưng của văn tự sự, đặc trưng của văn học dân gian và đặc trưng của truyền thuyết (Tiết 5-6).

- Tìm hiểu văn bản Tấm Cám trong sự gắn bó với đặc trưng của văn tự sự, đặc trưng của văn học dân gian và đặc trưng của truyện cổ tích (Tiết 7-8).

- Tìm hiểu hai văn bản: Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày trong sự gắn bó với đặc trưng của văn tự sự, đặc trưng của văn học dân gian và đặc trưng của truyện cười (Tiết 9-10).

Giáo viên cần thiết kế và giảng dạy sao cho sau mỗi bài học học sinh có thể hình thành một số năng lực đã đặt ra, có thể rút ra những bài học ý nghĩa từ tác phẩm và vận dụng linh hoạt, hiệu quả vào thực tiễn cuộc sống đồng thời phát huy sự sáng tạo, có thể đọc hiểu được tất cả các văn bản tự sự nói chung và văn bản sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười dân gian ngoài sách giáo khoa nói riêng tựa như bài thiết kế minh họa sau đây:

BÀI THIẾT KẾ MINH HỌA TIẾT 5-6

TIẾT 5-6 (ĐỌC HIỂU): TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY

                     

I.  Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ

- Về kiến thức:

+ Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng; phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.

+ Nắm được giá trị, ý nghĩa của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.

- Về kĩ năng : Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.

- Về thái độ:

+ Biết trân trọng những tác phẩm văn học dân gian.

+ Biết trân quý những giá trị tư tưởng và nghệ thuật mà tác phẩm đem lại.

+ Từ bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy, học sinh có ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại vừa cần hội nhập với thế giới vừa phải giữ vững an ninh, chủ quyền đất nước.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

- Năng lực tìm hiểu các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.

- Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực sáng tạo.

- Năng lực đọc- hiểu tác phẩm truyền thuyết theo đặc trưng thể loại; phân tích và lý giải những vấn đề xã hội có liên quan đến văn bản; phản hồi và đánh giá những ý kiến khác nhau về văn bản và các văn bản có liên quan.

- Năng lực trình bày suy nghĩ cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.

- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

- Năng lực tư duy so sánh, tổng hợp.

- Năng lực tự học và tự học có hướng dẫn.

- Năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

3. Chuẩn bị của học sinh

- Nhớ lại các tác phẩm truyền thuyết đã được học ở lớp 6.

- Đọc và tóm tắt tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy trước ở nhà.

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của giáo viên.

- Vận dụng, luyện kĩ năng tìm bài học cuộc sống từ tác phẩm văn học.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu cuối bài.

- Tìm hiểu kiến thức và làm bài tập giáo viên yêu cầu khi về nhà.

- Các sản phẩm chuẩn bị được giao (thực hiện hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong dạy học dự án…)

4. Hướng dẫn tổ chức hoạt động của học sinh

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

TIẾT 1

Hoạt động

Mục tiêu, ý tưởng thiết kế hoạt động

Hoạt động của học sinh

Hoạt động của

giáo viên

Sản phẩm yêu cầu

Phương tiện hỗ trợ

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Nhận diện các truyền thuyết đã học ở THCS

Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học (các truyền thuyết đã học ở THCS)

- Làm việc theo kĩ thuật cặp đôi:

Một học sinh nhìn hình đoán truyện và thuật lại bằng ngôn ngữ (không nhắc đến tên truyện và tên các nhân vật trong truyện).

- Học sinh còn lại nghe hiểu và đoán đúng tên tác phẩm.

- Đưa ra yêu cầu, quan sát, nhận xét.

 

Phương án trả lời đúng

Tranh minh họa các truyền thuyết đã học ở THCS: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm

Hoạt động 2: Giới thiệu bài học

Tạo hứng thú tiếp nhận cho học sinh

Xem video và trả lời

Hỏi: Video được chuyển thể từ tác phẩm nào?

- Giáo viên hỏi: Vì sao đã có chính sử/lịch sử, mỗi dân tộc vẫn cần đến truyền thuyết? để học sinh trả lời, giáo viên không chốt vấn đề mà dẫn dắt các em vào không gian truyền thuyết.

Câu trả lời tự do của học sinh

Hứng thú học tập của học sinh và tâm thế vào bài của giáo viên

Video phim hoạt hình Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, phần mềm cắt video – Ultra video splitter

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

“Nhà sử học và nhà thơ chỉ khác nhau ở chỗ: nhà sử học nói về những gì có thực đã xảy ra, còn nhà thơ thì nói về những gì có thể xảy ra. (Trích Lịch sử là gì?)

Trang 39

 
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về truyền thuyết

Khái quát một cách hệ thống các kiến thức về truyền thuyết: Khái niệm, đặc trưng thể loại, ý nghĩa

Hoạt động nhóm kĩ thuật ổ bi

Đưa yêu cầu, phân công nhiệm vụ, quan sát, kiểm tra, chốt vấn đề

Đáp án đúng:

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại truyền thuyết

* Khái niệm: Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng dân cư một vùng.

* Đặc trưng:

- Cốt lõi sự thật lịch sử.

- Hư cấu nghệ thuật.

- Gắn với môi trường, lịch sử - văn hóa sinh ra nó: Lễ hội và các di tích lịch sử có liên quan.

* Ý nghĩa: Vừa phản ánh lịch sử vừa nói lên tâm tình thiết tha của nhân dân.

Giấy A0, bút dạ, máy ghi hình

Truyền thuyết là những tự sự dân gian được kết tụ từ hai yếu tố: lịch sử và hư cấu (Trần Quốc Vượng).

Trang 40

 
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm

Giúp mỗi cá nhân học sinh cùng được tích cực tham gia vào khám phá những vấn đề chung về tác phẩm như: Nêu xuất xứ , cốt lõi lịch sử và chia bố cục văn bản

Hoạt động nhóm kĩ thuật hỏi ý kiến chuyên gia

 

- Đưa yêu cầu

- Quan sát hoạt động của học sinh

- Nhận xét và đánh giá để chốt vấn đề

Đáp án đúng:

2. Truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

- Xuất xứ: được trích từ truyện Rùa vàng trong Lĩnh Nam chích quái – một tập truyện dân gian ra đời vào cuối thế kỷ XV.

- Cốt lõi lịch sử: Sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc (quần thể di tích lịch sử Cổ Loa -Đông Anh – Hà Nội là minh chứng lịch sử cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi truyền thuyết về sự ra đời và suy vong của nhà nước Âu Lạc).

- Bố cục: 4 phần:

+ Phần 1: quá trình xây thành – chế nỏ của An Dương

+Phần 2: Hành vi đánh cắp lẫy nỏ thần của Trọng Thủy.

+ Phần 3: Bi kịch đối với cha con An Dương Vương.

+ Phần 4: Kết cục của Trọng Thủy cùng chi tiết “ngọc trai – nước giếng”.

Bàn ghế kê chữ u, chỗ ngồi của chuyên gia, mic, màn chiếu

Hoạt động 3:

Tìm hiểu về công lao của nhân vật An Dương Vương

Học sinh hiểu sâu về nhân vật An Dương Vương phần đầu tác phẩm

Hoạt động cá nhân kĩ thuật trình bày 1 phút.

- Chiếu video. Đưa ra yêu cầu:

+ Trong đoạn 1 của truyện, vua An Dương Vương đã làm được những công việc gì cho đất nước và kết quả ra sao?

+ Kể lại các chi tiết về quá trình xây thành của nhà vua?

- Chi tiết vua lập đàn trai giới rồi được thần linh giúp đỡ nói lên điều gì?

+ Có thành cao hào sâu nhưng nhà vua vẫn băn khoăn điều gì?

+ Hình ảnh nỏ thần có ý nghĩa gì?

- Quan sát, lắng nghe, trợ giúp HS khó khăn và đánh giá vấn đề

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Công lao xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân vật An Dương Vương

- Kế tục sự nghiệp của 18 đời vua Hùng, sau khi lên ngôi ADV đã rời kinh đô nước Âu Lạc từ Phong Châu về vùng đất Việt Thường (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Công lao xây thành

+ Thành đắp tới đâu sạt lở tới đó.

+ Lập đàn trai giới cầu đảo bách thần => Nói lên tấm lòng thành cũng quyết tâm của nhà vua trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Tấm lòng ấy đã lay động thánh thần.

 

 

+ Được Rùa Vàng giúp đỡ thành xây nửa tháng thì xong.

 

=> Lí tưởng hóa việc xây thành dựng nước vất vả và gian nan để ca ngợi công lao của nhà vua. 

=> Loa thành, công trình bố phòng kiên cố, biểu tượng cho ý chí quyết tâm sắt đá của vua An Dương Vương và nhân dân ta.

- Công lao chế nỏ:

+ Có thành cao hào sâu vẫn băn khoăn nếu giặc đến “…lấy gì mà chống?”

 

+ Hình ảnh nỏ thần được chế tạo bằng vuốt Rùa vàng nằm trong mô típ vũ khí thần kì, nhằm thần thánh hóa nỏ Liên Châu.

+ Nước Âu Lạc của An Dương Vương chiến thắng Triệu Đà => Ca ngợi sức mạnh, tầm nhìn xa cùng tài trí của vua An Dương Vương và nhân dân Âu Lạc

Máy chiếu, màn chiếu, cắt đoạn video

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động :

Khảo sát nhanh nhận thức của HS

Giúp HS bộc lộ nhận thức về các kiến thức đã học qua đó GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp

Làm bài kiểm tra tại chỗ

- Soạn câu hỏi

- Hướng dẫn HS đánh giá chéo lẫn nhau

Kết quả bài kiểm tra trên phiếu học tập

Giấy A4, bút mực, máy in, máy chấm trắc nghiệm

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

Hoạt động 1:

Kể chuyện sáng tạo

HS nhập vai nhân vật An Dương Vương để kể lại phần 1 của tác phẩm – Công lao xây thành, chế nỏ của An Dương Vương 

Nhập vai nhân vật kể chuyện kĩ thuật đóng vai

- Đưa yêu cầu

- Quan sát hoạt động của học sinh

- Nhận xét và đánh giá

Video ghi hình học sinh kể chuyện

Máy quay, máy tính, máy chiếu, màn chiếu

Hoạt động 2: Sưu tầm tư liệu

Làm giàu nhận thức của HS, giúp HS biết thêm những đánh giá khác nhau về tác phẩm, nhân vật

Làm việc cá nhân kĩ thuật đọc tích cực

- Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Kiểm tra

- Nhận xét và đánh giá

Phiếu học tập ghi lại một số nhận định về truyền thuyết, Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Giấy A4, bút, mực

 


TIẾT 2 (GIÁO VIÊN CHỌN DẠY MINH HỌA)

Hoạt động

Mục tiêu, ý tưởng thiết kế hoạt động

Hoạt động của học sinh

Hoạt động của

 giáo viên

Sản phẩm yêu cầu

Phương tiện hỗ trợ

A.  HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động : Nhận diện kiến thức đã học tiết trước thể hiện trong video

Giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học đồng thời tạo hứng thú cho các em vào bài mới

- Xem video

- Trả lời câu hỏi

- Chuẩn bị và chiếu video

- Hỏi Xây thành cao, chế nỏ mạnh An Dương Vương vẫ bị mất nước. Tác giả dân gia muốn gửi tới độc giả thông điệp gì? để học sinh trả lời, giáo viên không chốt vấn đề mà dẫn dắt các em vào bài

Câu trả lời tự do của học sinh

Hứng thú học tập của học sinh và tâm thế vào bài của giáo viên

Máy tính, máy chiếu, màn chiếu

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu bi kịch mất nước của An Dương Vương

HS lí giải sâu nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước của An Dương Vương

Hoạt động nhóm kĩ thuật khăn trải bàn

- Đưa ra yêu cầu

Hãy chỉ ra những sai lầm của nhà vua?

Với những sai lầm không thể cứu vãn như vậy, khi giặc kéo đến,  ADV đã có kết cục bi thảm như thế nào?

 

 Phân công nhiệm vụ, quan sát, kiểm tra, chốt vấn đề

2. Bi kịch nước mất, nhà tan

* Những sai lầm của An Dương Vương:

+ Nhận lời cầu hòa của Triệu Đà.

+ Nhận lời cầu hôn, cho Trọng Thủy ở rể trong Loa thành.

=> Mất cảnh giác, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù, “rước cáo vào nhà”.

+ Lơ là trong việc phòng thủ, ham vui chơi, khi giặc đến vẫn điềm nhiên chơi cờ, cười Triệu Đà không sợ nỏ thần.

=> Chủ quan, khinh địch, ỷ lại vào vũ khí mà không đề phòng.

* Kết cục bi thảm :

- Bỏ lại thành trì và muôn dân, nhà vua cùng con gái lên ngựa chạy trốn, bị dồn đến bước đường cùng.
- Phải chém đầu con gái
=> tỉnh ngộ muộn màng

- Nhà vua cầm sừng tê bảy tấc, rẽ nước đi xuống biển.

Giấy A0, bút dạ, máy ghi hình

Hoạt động 2: So sánh hai hình ảnh kết thúc Thánh Gióng và Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

Xem 2 video và lí giải về kết thúc của Thánh Gióng và Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy. Học sinh lí giải sâu về chi tiết trong tác phẩm và quan điểm, thái độ, tâm tình của nhân dân gửi gắm qua các nhân vật truyền thuyết.

Hoạt động theo nhóm kĩ thuật trình bày 1 phút. Nhóm nào có tín hiệu xin trả lời sẽ được trả lời trước. Nếu đúng các nhóm sau mất quyền trả lời, nếu sai hoặc thiếu các đội khác được quyền tiếp tục.

Yêu cầu HS thông qua video so sánh hai chi tiết kết thúc truyền thuyết Thánh Gióng và Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- Quan sát, lắng nghe và đánh giá vấn đề

So với hình ảnh Thánh Gióng bay về trời, hình ảnh An Dương Vương rẽ nước xuống biển khơi không rực rỡ, hào hùng bằng. Bởi ông đã để mất nước. Một người, ta phải ngước nhìn ngưỡng vọng. Một người, ta phải cúi xuống thăm thẳm mới thấy " Thái độ công bằng của nhân dân ta.

*Quan điểm, thái độ của nhân dân đối với nhân vật: Trân trọng, biết ơn công lao của vị vua lừng lẫy một thời.

* Bài học: cảnh giác với kẻ thù, nêu cao vai trò của người đứng đầu, dựng nước phải đi đôi với giữ nước

Máy chiếu, màn chiếu, cắt đoạn video

Hoạt động 3:

Tìm hiểu bi kịch tình yêu qua nhân vật Mị Châu

Học sinh hiểu sâu về bi kịch tình yêu của nàng công chúa Mị Châu

Hoạt động nhóm kĩ thuật ổ bi

- Chiếu video. Đưa ra yêu cầu:

 

- Quan sát, lắng nghe, trợ giúp HS khó khăn và đánh giá vấn đề

3. Bi kịch tình yêu

a. Nhân vật Mị Châu

* Sai lầm

- Dẫn Trọng Thủy đi khắp Loa Thành; tiết lộ bí mật nỏ thần khiến bí mật quốc gia bị đánh tráo=> nhẹ dạ, cả tin.

- Không chút nghi ngờ câu nói của Trọng Thủy khi chia tay; làm dấu chỉ đường cho Trọng Thủy khiến quân địch đuổi theo => ngây thơ" Tình yêu mù quáng vừa đáng thương vừa đáng trách.

* Hậu quả của những sai lầm trên và thái độ của nhân dân đối với Mị Châu

+ Rùa vàng kết tội là giặc "lời kết tội đanh thép của nhân dân

+ Bị chết chém dưới lưỡi gươm của cha "hình phạt nghiêm khắc vì tội phản quốc

+ Chi tiết hóa thân linh ứng với lời khẩn cầu của nàng trước khi chết"bao dung, cảm thông của nhân dân, giải oan cho nàng.

Máy chiếu, màn chiếu, cắt đoạn video

Hoạt động 4: Nếu em là nhân vật Mị Châu, em sẽ làm gì khi Trọng Thủy dỗ cho xem nỏ thần? Tác giả dân gian dựng nên mối tình Mị Châu – Trọng Thủy để làm gì?

Học sinh tìm ra bài học có ý nghĩa rút ra từ tác phẩm

Hoạt động nhóm kĩ thuật đóng vai. Suy nghĩ, đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật để có phương án trả lời hợp lí.

Đưa yêu cầu, lắng nghe câu trả lời và không chốt vấn đề nếu phương án học sinh đưa ra hợp lí.

- Diễn xuất của học sinh

- Xây dựng mối tình Mị Châu – Trọng Thủy để lí giải nguyên nhân mất nước Âu Lạc và xoa dịu nỗi đau mất nước

Video ghi lại hình ảnh một số câu trả lời xuất sắc để khen ngợi và câu trả lời chưa đạt yêu cầu để sửa lỗi nếu cần thiết.

Hoạt động 5:

Tìm hiểu nhân vật Trọng Thủy

 

Nhận thấy nhân vật vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của chiến tranh xâm lược

 

- Học sinh hoạt động cá nhân

- Quan sát, lắng nghe, trợ giúp HS khó khăn

- Định hướng tiếp nhận, không chốt vấn đề bởi tiếp nhận văn học vốn rất mở

b. Nhân vật Trọng Thủy

* Trong quan hệ vua tôi:

- Lợi dụng cha con An Dương Vương, truy đuổi họ đến cùng, làm nhà nước Âu Lạc bị diệt vong "hoàn thành sứ mệnh gián điệp, làm tròn bổn phận với vua cha.

* Trong quan hệ vợ chồng.

- Lúc đầu hắn chỉ lợi dụng Mị Châu

- Dần dần có tình yêu với Mị Châu (nhưng ý thức về bổn phận vẫn cao hơn).

- Sau khi Mị Châu chết hắn ân hận và tự tử " hối hận muộn màng

=> Dã tâm xâm lược và khát vọng tình yêu không thể dung hòa. Chiến tranh sẽ giết chết tình yêu và hạnh phúc con người

* Thái độ của nhân dân

- Để nhân vật tự tử chết => sự trừng phạt nghiêm khắc của nhân dân đối với kẻ cướp nước

- Giếng nước: Trọng Thủy đã tìm được sự hóa giải trong tình cảm của công chúa Mị Châu ở thế giới bên kia => thấu tình, đạt lí thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta.

Giấy A0, bút dạ, nam châm bảng từ…

Hoạt động 6:

Ý nghĩa hình ảnh ngọc trai – giếng nước

 

 

HS lí giải sâu về ý nghĩa của chi tiết từ đó thấy được vai trò của những chi tiết đặc sắc trong truyện

Tích hợp kiến thưc về tình yêu trong môn GDCD

Hoạt động cá nhân kĩ thuật động não (công não)

Đưa ra yêu cầu: Bình luận ý kiến “Giữa Mị Châu và Trọng Thủy có tình yêu chung thủy và hình ảnh ngọc trai - giếng nước đã ca ngợi mối tình đó”. Tác giả hư cấu chi tiết đó và chuyện tình của họ để làm gì/

- Quan sát, chốt vấn đềó”.

c. Chi tiết ngọc trai – giếng nước

- Không phải để ca ngợi mối tình chung thủy mà để:

+ Giải oan cho Mị Châu

+ Trọng Thủy tìm được sự hóa giải tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia

=> Quan điểm thái độ và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta

- Tác giả hư cấu chuyện tình Mị Châu – Trọng Thủy là giải thích nguyên nhân mất nước và để xoa dịu nỗi đau mất nước

Giấy A4, bút

Hoạt động 7:

Khái quát những thành công về nghệ thuật

Đánh giá đúng sự góp mặt của hình thức nghệ thuật vào thành công của truyền thuyết

 

 

III. Tổng kết

1. Thành công nghệ thuật

- Cốt truyện lịch sử được hư cấu hấp dẫn, li kì.

- Kết cấu đặc sắc

- Xây dựng được những hình tượng nhân vật, những hình ảnh, chi tiết giàu giá trị thẩm mĩ, có sức sống lâu bền.

Máy trợ giảng

Hoạt động 8: Rút ra bài học ý nghĩa từ tác phẩm

Biết rút ra bài học để vận dụng

Hoạt động bằng những trải nghiệm cá nhân

- Chuyển giao nhiệm vụ

- Quan sát

- Kiểm tra, đánh giá

2. Tổng kết về các bài học gợi ra từ tác phẩm

- Bài học cảnh giác với kẻ thù

- Nêu cao vai trò của người đứng đầu

- Dựng nước đi đôi với giữ nước

- Xử lí hài hòa, đúng đắn mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước, cá nhân – cộng đồng

- Cần có lí trí sáng suốt trong tình yêu

- Cần lên án chiến tranh vì chiến tranh đem đến đau khổ và bất hạnh cho con người

Máy trợ giảng

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động :

Khảo sát nhanh nhận thức của HS

Giúp HS bộc lộ nhận thức về các kiến thức đã học qua đó GV điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp

Làm bài kiểm tra tại chỗ

- Soạn câu hỏi

- Hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá chéo lẫn nhau

Kết quả bài kiểm tra trên phiếu học tập

Giấy A4, bút mực, máy in, máy chấm trắc nghiệm

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG (GIÁO VIÊN CHUYỂ GIAO NHIỆM VỤ HỌC TẬP VỀ NHÀ CHO HS)

Hoạt động 1: Kể chuyện tưởng tượng

Tạo điều kiện cho HS sáng tạo và thể hiện quan điểm của bản thân, lí giải sâu về nhân vật và tác phẩm

Hoạt động cá nhân kĩ thuật viết tích cực

- Giả sử Trọng Thủy trước khi tự tử đã viết thư cho cha hắn. Hãy kể lại sự việc đó/Nếu em là Mị Châu, em sẽ làm gì khi ngồi sau lưng ngựa của vua cha?/Kể lại giấc mơ em gặp An Dương Vương

Câu trả lời theo quan điểm học sinh

Giấy A4, bút mực, tăng âm

Hoạt động 2: Vận dụng vào cuộc sống

HS có thể vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn

Hoạt động nhóm kĩ thuật đóng vai để giải quyết tình huống nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn đời sống

Đặt ra một số tình huống trong cuộc sống có thể vận dụng bài học trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy để giải quyết

- Đưa ra ý tưởng

- Tổ chức, điều khiển

- Kiểm tra

- Đánh giá theo hướng mở

Phục trang, kịch bản, tăng âm…

Hoạt động 3:

Vận dụng vào học tập, cảm nhận văn học

HS có thể vận dụng kiến thức từ bài học để cảm nhận, phân tích được các truyền thuyết ngoài sách giáo khoa

HS làm ciệc cá nhân kĩ thuật đọc tích cực và tự nghiên cứu

- Chọn phân tích một truyền thuyết dân gian ngoài chương trình SGK

- Truyền thuyết cùng văn học dân gian đã nuôi dưỡng văn học viết phát triển như thế nào?

- Đưa ra yêu cầu

- Hướng dẫn

- Kiểm tra

- Đánh giá theo hướng mở

Máy tính kết nối internet để trao đổi giữa các nhóm học tập với nhau và với giáo viên


BÀI KIỂM TRA NHANH THỰC HIỆN NGAY SAU TIẾT HỌC

(Giáo viên linh hoạt lựa chọn số câu hỏi và mức độ phù hợp tùy thuộc thực tế giảng dạy)

Câu 1: Một trong những đặc trưng của truyền thuyết là:

A. Sáng tạo dựa trên cốt lõi lịch sử

B. Không có yếu tố hoang đường kì ảo

C. Nhân vật tập trung vẻ đẹp và sức mạnh của cộng đồng

D. Thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân

Câu 2: Chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyết khi xem xét tác phẩm trong mối quạn hệ ảnh hưởng qua lại với:

A. môi trường văn hóa gắn với các nhân vật lịch sử

B. môi trường lịch sử với quần thể cụm di tích

C. môi trường lịch sử - văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.

D. môi trường sinh hoạt lễ hội dân gian

Câu 3: Nhân vật chính của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là:

A. Rùa vàng, An Dương Vương, Mị Châu

B. Rùa vàng, Mị Châu, cụ già đến từ phương đông

C. Mị Châu, An Dương Vương

D. An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy

Câu 4: Tác giả dân gian hư cấu chuyện tình Mị Châu- Trọng Thủy nhằm mục đích chính là:

A. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của Mị Châu

B. Lên án tham vọng của nhân vật Trọng Thủy

C. Xoa dịu nỗi đau mất nước của một dân tộc yêu nước

D. Giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc

Câu 5: Những hình ảnh/chi tiết trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy góp phần giải oan cho Mị Châu là:

A.  hình ảnh ngọc trai; xác nàng biến thành ngọc thạch

B. xác nàng biến thành ngọc thạch; Trọng Thủy tự tử tại giếng trong Loa Thành

C. ngọc trai- giếng nước; Lời Mị Châu khẩn cầu trước khi chết

D.  Lời Mị Châu khẩn cầu trước khi chết; Trọng Thủy tự tử tại giếng trong Loa Thành

Câu 6: Bài học rút ra sau khi đọc tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là:

A. Cảnh giác với kẻ thù, xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước, cá nhân – cộng đồng

B. Cảnh giác với kẻ thù, người phụ nữ trong tình yêu lí trí phải tỉnh táo

C. Cảnh giác trong tình yêu, xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước, cá nhân – cộng đồng

D. Cảnh giác trong tình yêu, người đứng đầu đất nước phải sáng suốt, tình yêu không được vụ lợi

 

Câu 7:

Thành quách còn mang tiếng Cổ Loa

Trải bao gió táp với mưa sa

Nỏ thiêng hờ hững dây oan buộc

Giếng ngọc vơi đầy hạt lệ pha (Cổ Loa hoài cảm – Trần Tuấn Khải)

Đoạn thơ trên có mượn trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy các từ:

A. Thành, nỏ, giếng

B. Nỏ, dây oan buộc, mưa sa, giếng

C. Hạt lệ, Thành Cổ Loa, nỏ, giếng

D. Gió táp mưa sa, thành Cổ Loa, nỏ

Câu 8: Việc ông già báo mộng và Rùa vàng giúp vua xây thành có ý nghĩa là:

A. Người già có kinh nghiệm và thần giúp đỡ thì việc xây thành mới xong

B. Chỉ khi có sự hợp sức của con người và thần linh thì thành mới xây xong

C. Lòng thành của vua khiến cả người (nhân dân) và thần linh đều ủng hộ

D. Nhà vua có sức mạnh và phép thuật sai khiến được cả người và thần linh

9.  Thái độ của tác giả dân gian với Mị Châu là

A. Hài lòng, yêu mến

B. Căm phẫn, lên án mạnh mẽ

C. Cảm thông, xót thương

D. Trách cứ, oán giận

10. Cốt lõi lịch sử của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là:

A. Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị thất thủ trước quân Triệu Đà

B. Nước Âu Lạc gắn với thời Hùng Vương

C. Chuyện Rùa vàng giúp An Dương Vương xây thành

D. Chuyện tình Mị Châu – Trọng Thủy

 

- VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN: Việc giải pháp đã được áp dụng đã mang lại lợi ích thiết thực.

* ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN TRỰC TIẾP ĐỨNG LỚP:

Đối với giáo viên, việc áp dụng sáng kiến này khiến cho người giáo viên say mê tìm tòi và sáng tạo hơn, hiệu quả dạy học cũng cao hơn. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi". Nhưng Talleyrand lại cho rằng "Phương pháp là thầy của các thầy". Vì vậy, việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để mỗi học sinh không phải là bình nước cần đổ đầy mà là những ngọn nến cần thắp sáng sẽ mãi mãi là trách nhiệm lớn lao của nghề cầm phấn. “Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn tới “cái Chân” và thực hành “cái Thiện” (Vijaya Lakshmi Pandit).

"Mỗi bài học Văn học chính là cánh cửa mở rộng tâm hồn học sinh. Nhưng để học sinh cảm nhận, tiếp cận được cánh cửa đó không thể thiếu vai trò của những người thầy luôn chủ động và sáng tạo trong phương pháp dạy học" (Ngọc Diệp). Chuyên đề này đã mở ra một vài hướng đi hiệu quả cho việc ôn thi HSG bộ môn Ngữ văn đồng thời góp phần đem lại nhiều năm học  thắng lợi của trường THPT Ngô Gia Tự anh hùng – điểm sáng của ngành Giáo dục – Đào tạo Vĩnh  Phúc trong nhiều năm qua, góp phần từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục của tỉnh nhà.

* ĐỐI VỚI HỌC SINH:

Sau khi hoàn thành chuyên đề này, tôi nhận thấy việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học thực chất là chuyển từ: “dạy - học” sang  “tổ chức dạy - học” theo các hoạt động; thay đổi các thói quen truyền thống về : không gian lớp học, hình thức tổ chức, cấu trúc nội dung theo bài, mục đích, đối tượng, mục tiêu sử dụng đồ dùng, thiết bị học tập, kĩ thuật tương tác HS – GV; HS – HS, HS – môi trường học tập, phân bổ thời lượng và các kĩ thuật dạy học tích cực…. GV được làm quen với nhiều điểm đổi mới trong quá trình giảng dạy. Học sinh luôn tự lập, tự khám phá, tự chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức tốt hơn, khắc sâu được kiến thức, mở rộng vốn từ, dùng từ ngữ viết văn sinh động, gợi tả gợi cảm hơn, nhất là học sinh không cảm thấy nhàm chán trong giờ học do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em đối với bài  học, tạo được một môi trường học tập thân thiện, vui vẻ, thoải mái.

Trên cơ sở các chuyên đề dạy học đã được xây dựng, tổ/nhóm chuyên môn phân công giáo viên thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinhthông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:

          - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

          - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

          - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

          - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không.

9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DUNG SÁNG KIẾN:

Trong một tiết học giáo viên có thể chỉ thực hiện một số bước trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sử dụng (tùy thuộc thời gian, đối tượng học tập, cở sở vật chất phục vụ học tập...). Khi dự một giờ dạy, giáo viên cần phải đặt nó trong toàn bộ tiến trình dạy học của chuyên đề đã thiết kế. Cần tổ chức ghi hình các giờ dạy để sử dụng khi phân tích bài học. Quá trình dạy học mỗi chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của học sinh dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. Học sinh tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên, để vận dụng chuyên đề này vào giảng dạy có hiệu quả, mỗi giáo viên phải tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ nhận thức của người học, thời điểm giảng dạy và những điều kiện cần thiết để thực hiện chuyên đề bởi Mỗi tác phẩm văn học là một cánh cửa mở rộng tâm hồn học sinh. Nhưng để học sinh cảm nhận, tiếp cận được được cánh cửa ấy không thể thiếu vai trò của người thầy luôn chủ động, sáng tạo trong phương pháp dạy học (Nguyễn Thị Ngọc Diệp).

10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:

10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ:

- Giáo viên say mê chuyên môn và làm việc một cách công phu, nghiêm túc từ khâu thiết kế bài giảng đến giảng dạy.

- Học sinh học tập tích cực, chủ động và sáng tạo để có thể phát huy hết tất cả những năng lực, phẩm chất cá nhân, trở thành những công dân có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

- Sáng kiến đã được tổ thẩm định chuyên đề cấp tỉnh của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc năm học 2018-2019 đánh giá cao. Sáng kiến được chọn báo cáo Hội thảo chuyên đề và được áp dụng, nhân rộng trong toàn tỉnh.

10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC / CÁ NHÂN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN:

Các cá nhân / tổ chức khi áp dụng sáng kiến đều đánh giá: so với phương pháp dạy học truyền thống, việc áp dụng sáng kiến đã nâng cao chất lượng dạy học, đem lại những hiệu quả thiết thực trong giáo dục.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post