Trắc nghiệm địa lí 9 Bài phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo - Theo 4 mức độ (file word)


Diali.dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Trắc nghiệm địa lí 9 Địa lí Bài phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo - Theo 4 mức độ (file word), tài liệu gồm 63 câu trắc nghiệm chọn lọc thuộc phần Bài phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo lớp 9. Đây là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích trong việc soạn giảng và học tập của thầy cô và các em học sinh.

1. Nhận Biết

Câu 1. Đường bờ biển nước ta dài

A. 2360 km.

B. 2500 km.

C. 2632 km.

D. 3260 km.

Câu 2. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào?

A. Đà Nẵng.

B. Khánh Hòa.

C. Kiên Giang.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 3. Bãi biển Trà Cổ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Kiên Giang.

B. Quảng Ninh.

C. Hải Phòng.

D. Khánh Hòa.

Câu 4. Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng biển nước ta là

A. cát trắng.

B. titan.

C. dầu khí.

D. muối.

Câu 5. Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta?

A. Cát Bà.

B. Lý Sơn.

C. Côn Đảo.

D. Phú Quốc.

Câu 6. Chiều dài đường bờ biển nước ta là

A. 2360 km.

B. 3160 km.

C. 3260 km.

D. 3460 km.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, cho biết hai quần đảo nào sau đây có nhiều rạn san hô?

A. Quần đảo Trường Sa và Cô Tô.

B. Quần đảo Thổ Chu và Côn Sơn.

C. Quần đảo Hoàng Sa và Côn Sơn.

D. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Câu 8. Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?

A. 25.

B. 26.

C. 27.

D. 28.

Câu 9. Lãnh hải của nước ta rộng bao nhiêu hải lí?

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13.

Câu 10. Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta bao gồm

A. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và các đảo.

B. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

C. Vùng nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

D. Vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Câu 11. Đảo có diện tích lớn nhất nước ta là

A. Cát Bà.

B. Phú Quốc.

C. Côn Đảo.

D. Phú Quý.

Câu 12. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4-5 cho biết đảo có diện tích lớn nhất nước ta là

A. Cái Bà.

B. Cái Bầu.

C. Phú Qúy.

D. Phú Quốc.

Câu 13. Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa nước ta là

A. Than đá, sắt.

B. Bô xít, Apatit.

C. Dầu mỏ, khí tự nhiên.

D. Bô xít titan.

Câu 15. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 4-5 cho biết quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh (thành phố)

A. Đà Nẵng.

B. Quảng Nam.

C. Quảng Ngãi.

D. Khánh Hoà.

Câu 16. Đường bờ biển nước ta dài

A. 2360 km.

B. 3260 km.

C. 3620 km.

D. 4000 km.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?

A. Gia Lai.

B. Cà Mau.

C. Hà Giang.

D. Điện Biên.

Câu 18. Vùng nào sau đây có nghề làm muối phát triển mạnh nhất nước ta?

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 19. Tài nguyên được coi là vô tận của vùng biển nước ta là

A. titan.

B. muối.   

C. dầu mỏ.

D. khí tự nhiên.

Câu 20. Các bộ phận hợp thành vùng biển nước ta lần lượt là

A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy, thềm lục địa.

C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.

D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa.

Câu 21. Du lịch biển của nước ta hiện nay chủ yếu tập trung khai thác hoạt động

A. thể thao trên biển.

B. tắm biển.

C. lặn biển.

D. khám phá các đảo.

Câu 22. Số lượng các tỉnh, thành phố nằm giáp biển và chiều dài bờ biển nước ta là

A. 27 tỉnh, thành và 3206km.

B. 28 tỉnh, thành và 3260km.

C. 29 tỉnh, thành và 3620km.

D. 30 tỉnh, thành và 3602km.

Câu 23. Vùng biển nước ta bao gồm mấy bộ phận?

A. 2.                      

B. 3.                      

C. 4.                      

D. 5.

Câu 24. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển ở nước ta?

A. Có độ sâu trung bình, độ mặn rất cao.

B. Sinh vật biển giàu có, nhiều thành phần loài.

C. Nhiều tài nguyên khoáng sản và thủy sản.

D. Có đầy đủ các loài sinh vật nhiệt đới, ôn đới.

Câu 25. Dựa và át lát địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết đường bờ biển nước ta bắt đầu từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến

A. Đất Mũi (Cà Mau).

B. Năm Căn (Cà Mau).

C. Rạch Giá (Kiên Giang).

D. Hà Tiên (Kiên Giang).

Câu 26. Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất trong vùng biển nước ta?

A. Phú Quốc.

B. Cồn Cỏ.                       

C. Côn Đảo.                     

D. Lý Sơn.

Câu 27. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, cho biết cảng Vũng Áng thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Thanh Hóa.     

B. Nghệ An.         

C. Hà Tĩnh.                        

D. Quảng Bình.

Câu 28. Nghề làm muối của nước ta hiện nay phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Câu 29. Hệ thống các đảo ven bờ của nước ta chủ yếu ở các tỉnh nào sau đây?

A. Hải Phòng, Quảng Ninh.

B. Phú Yên, Khánh Hòa.

C. Ninh Thuận, Bình Thuận.

D. Cà Mau, Kiên Giang.

 

2. Thông hiểu

Câu 1. Biện pháp nào sau đây có vai trò quan trọng nhất góp phần tăng sản lượng khai thác hải sản ở nước ta?

A. Đầu tư phương tiện đánh bắt xa bờ.

B. Tập trung khai thác hải sản ven bờ.

C. Xây dựng các nhà máy chế biến.

D. Hình thành các cảng cá dọc bờ biển.

Câu 2. Cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta vì

A. các loài thủy sản xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn.

B. nước ta có phương tiện tàu thuyền hiện đại, công suất lớn.

C. nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị suy giảm nghiêm trọng.

D. các bãi cá tôm lớn của nước ta chỉ tập trung ở vùng biển xa bờ.

Câu 3. Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo ở nước ta là

A. hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển.

B. cơ sở để khai thác các nguồn lợi thủy sản.

C. tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.

D. cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.

Câu 4. Căn cứ vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác cao nhất nước ta là

A. Cà Mau.

B. An Giang.

C. Kiên Giang.

D. Bình Thuận.

Câu 5. Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa ở nước ta là

A. đánh bắt xa bờ.

B. đánh bắt ven bờ.

C. nuôi trồng hải sản trên biển.

D. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thủy sản của nước ta hiện nay?

A. Sản lượng khai thác ngày càng tăng lên.    

B. Đang phát triển hoạt động đánh bắt xa bờ.

C. Giá trị sản xuất của cá biển chiếm tỉ trọng lớn.     

D. Khai thác thủy sản nội địa chiếm vị trí chủ yếu.

Câu 7. Điều kiện quan trọng đ nước ta có thể xây dựng các cảng biển là

A. có nguồn vốn đầu tư lớn.

B. có đường bờ biển kéo dài.

C. có vùng thềm lục địa rộng và nông.

D. có nhiều vũng, vịnh nước sâu kín gió.

Câu 8. Ngành kinh tế biển có vai trò quan trọng hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá nước ta hiện nay là

A. khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

B. du lịch biển - đảo

C. giao thông vận tải biển

D. khai thác và chế biến khoáng sản biển

Câu 9. Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì

A. khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao

B. môi trường vùng biển bị chia cắt

C. môi trường đảo do diện tích nhỏ và biệt lập

D.tiện cho đầu tư vốn và kĩ thuật

Câu 10. Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải biển đối với ngành ngoại thương nước ta là

A. phát triển khai thác hải sản xa bờ

B. phát triển đội tàu biển quốc gia

C. phát triển ngành cơ khí đóng tàu

D. giao lưu kinh tế-xã hội với các nước trên thế giới

Câu 11. Nước ta cần đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ được chủ quyền vùng biển.

C. góp phần bảo vệ môi trường vùng biển

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn

Câu 12. Điều kiện thuận lợi của vùng biển nước ta để phát triển du lịch biển - đảo là

A. có nhiều bãi tắm rộng với phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.  

B. ven biển có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu mỏ.

C. vùng biển rộng, nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế.

D. sinh vật biển phong phúgiàu có về thành phần loài.      

Câu 13. Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là

A. có nhiều vũng, vịnh kín, cảng biển, bãi tắm đẹp.

B. có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.

C. có nhiều cửa sông, vũng, vịnh, đảo, quần đảo, khí hậu tốt.

D. nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

Câu 14. Tác dụng của đánh bắt xa bờ đối với ngành thủy sản là

A. bảo vệ vùng thềm lục địa.

B. bảo vệ môi trường biển - đảo.

C. khai thác tiềm năng to lớn của biển.

D. khai thác tốt hơn nguồn lợi thủy sản.

Câu 15. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển vì

A. môi trường biển dễ bị chia cắt.

B. môi trường biển mang tính biệt lập.

C. tài nguyên biển - đảo phong phú, đa dạng.

D. tài nguyên biển - đảo bị suy giảm nghiêm trọng.

Câu 16. Nhận định nào sau đây không đúng với việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta?

A. Tránh khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ven bờ.

B. Tránh khai thác quá mức các đối tượng có giá trị kinh tế cao.

C. Hạn chế việc đánh bắt xa bờ để tránh thiệt hại do bão gây ra.

D. Cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt.

Câu 17. Tài nguyên có ý nghĩa quan trọng nhất ở vùng biển nước ta là

A. dầu mỏ.

B. muối biển.

C. sinh vật.

D. ôxít titan.

Câu 18. Điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta là

A. nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông.

B. từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm rộng, cảnh đẹp, khí hậu tốt.

C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng nước sâu.

D. nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, năng suất sinh học cao.

Câu 19. Nhận định nào không đúng về vai trò của việc đánh bắt thuỷ sản xa bờ?

A. Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho ngư dân.

B. Thuận tiện cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá với nước ngoài.

C. Góp phần hạn chế sự suy giảm tài nguyên sinh vật vùng ven bờ.

D. Bảo vệ vùng trời, vùng biển - hải đảo, thềm lục địa của nước ta.

Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng với nghề làm muối ở vùng biển nước ta?

A. Là nghề sản xuất truyền thống.

B. Phát triển mạnh ở các tỉnh ven biển.

C. Phát triển mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ.

D. Phát triển nhất ở cực Nam Trung Bộ.

Câu 21. Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta đem lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Khai thác triệt để các tiềm năng phát triển kinh tế ở vùng biển, kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

B. Khôi phục các nghề truyền thống kết hợp với bảo tồn văn hóa ở các làng nghề ven biển.

C. Tận dụng được các nguồn lợi thiên nhiên biển và phòng chống ô nhiễm môi trường biển.

D. Khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

 

3. Vận dụng

Câu 1. Vùng lãnh hải nước ta rộng 12 hải lí, khoảng cách này tương đương bao nhiêu km?

A. 22,224 km.

B. 22,225 km.

C. 22,226 km.

D. 22,227 km.

Câu 2. Lý do phải đặt ra vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển ở nước ta không phải là

A. hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.

B. môi trường biển là không thể chia cắt được

C. môi trường đảo rất nhạy cảm với tác động của con người.

D. trên các đảo có người sinh sống phải có hoạt động kinh tế tổng hợp.

Câu 3. Khai thác tổng hợp kinh tế biển đem lại kết quả quan trọng nhất là

A. khai thác triệt để các nguồn lợi kinh tế biển.

B. tạo thêm việc làm cho người lao động.

C. nâng cao mức sống cho nhân dân vùng biển.

D. hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.

Câu 4. Điều kiện thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải biển ở nước ta là

A. cả nước có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ.

B. khối lượng hàng hóa luân chuyển tương đối lớn.

C. đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh rộng, kín gió.

D. các tuyến đường ven biển chủ yếu hướng Bắc - Nam.     

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, sắp xếp các vùng kinh tế biển của Duyên Hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc vào Nam?

A. Chu Lai, Dung Quất, nam Phú Yên, Vân Phong, Nhơn Hội

B. Dung Quất, Nhơn Hội, nam Phú Yên, Chu Lai, Vân Phong

B. Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Dung Quất Chu Lai, Vân Phong

D. Chu Lai, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong, Dung Quất

Câu 6. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ‎ nghĩa rất lớn, vì các đảo là

A. hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác biển và đại dương trong thời đại mới

B. nơi có thể tổ chức quần cư, phát triển sản xuất

C. cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa nước ta

D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu làm cho nghề sản xuất muối phát triển mạnh ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. có đường bờ biển dài, nắng quanh năm.

B. bãi biển phẳng, dễ xây dựng ruộng muối.

C. thủy thiều thấp, ít ảnh hưởng các ruộng muối.

D. mùa khô kéo dài và có ít sông đổ ra biển.

Câu 8. Nguyên nhân chính làm cho hoạt động vận tải biển nước ta được phát triển mạnh trong những năm gần đây?

A. Ngoại thương phát triển nhanh.

B. Hoạt động du lịch quốc tế mở rộng.

C. Tiếp giáp với đường biển quốc tế.

D. Bờ biển thuận lợi xây dựng cảng.

 

4. Vận dụng cao

Câu 1. Khó khăn lớn nhất đối với hoạt động khai thác thủy sản xa bờ của nước ta là

A. nguồn lao động có trình độ cao còn ít.                   

B. nguồn tài nguyên thủy sản bị cạn kiệt.

C. thiếu tàu thuyền và thiết bị hiện đại.                       

D. gia tăng ô nhiễm môi trường biển.

Câu 2. Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải đường biển chủ yếu do nước ta

A. có vai trò kết nối giữa đất liền và các đảo, quần đảo.

B. có vị trí ngã tư đường hàng hải quốc tế.

C. xu thế mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế.

D. điều kiện tự nhiên thuận lợi cho xây dựng nhiều cảng biển.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2000

2005

2010

2016

Tổng sản lượng thuỷ sản

2 250,5

3 465,9

5142,7

6895

Khai thác

1 660,9

1 987,9

2414,4

3237

Nuôi trồng

589,6

1 478,0

2728,3

3658

Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành khai thác của nước ta, giai đoạn 2000 - 2016 theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Đường.

B. Tròn.    

C. Miền.   

D. Cột.

Câu 4. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2000 - 2016 (Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

2000

2005

2010

2016

Tổng sản lượng thuỷ sản

2 250,5

3 465,9

5142,7

6895

Khai thác

1 660,9

1 987,9

2414,4

3237

Nuôi trồng

589,6

1 478,0

2728,3

3658

Từ bảng số liệu, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng thủy sản nước ta, giai đoạn 2000 - 2016?

A. Tổng sản lượng thủy sản tăng.                     

B. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng đều tăng.

C. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng chậm hơn khai thác.            

D. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác.

Câu 5. Cho bảng số liệu:

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ VÀ KHÍ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 2000 - 2015

Năm

2000

2005

2010

2015

Dầu thô (nghìn tấn)

16 291

18 519

15 014

18 746

Khí tự nhiên (triệu m3)

1 596

6 440

9 402

10 660

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)

Để thể hiện sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của nước ta giai đoạn 2000 - 2015 theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Kết hợp.                      

B. Đường.             

C. Tròn.                

D. Miền.

Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://diali.dvtuan.com/

Previous Post Next Post