Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam



Tiêu đề: Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Tác giả: Trần Thị Quỳnh Hoa

Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý

Nguồn phát hành: Đại học Ngoại thương

Sơ lược:

TRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Nghiên cứu sinh: Trần Thị Quỳnh Hoa

Đề tài luận án: Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngành: Kinh tế quốc tế             Mã số ngành: 9.31.01.06

Người hướng dẫn: PGS.TS Từ Thuý Anh

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Ngoại thương – Hà Nội

Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận:

Đóng góp mới của Luận án tập trung vào những điểm sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận, Luận án đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam, đặc biệt là chính sách tài chính.
Thứ hai, về mặt thực tiễn, Luận án đã khảo nghiệm được kinh nghiệm quốc tế của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Luận án cũng đã lượng hoá được tác động của thuế bảo vệ môi trường đến phát thải khí CO2 ở Việt Nam. Luận án cũng đã chỉ ra những kết quả đạt được của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam thông qua kênh kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế trong một số chính sách và nguyên nhân của những hạn chế này.

Thứ ba, trên cơ sở làm rõ được về mặt lý luật và thực tiễn nghiên cứu, Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách tài chính hiện hành, đồng thời bổ sung thêm thuế các-bon vào hệ thống thuế nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu của nền kinh tế xanh của Việt Nam.

Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Một trong những đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế xanh đó là giảm khí thải nhà kính, mà CO2 là loại khí chiếm tỉ trọng lớn trong lượng khí thải, do đó, khí thải CO2 được lựa chọn để việc phân tích tác động của chính sách tài chính tới nền kinh tế xanh.
Luận án đã lượng hoá được tác động của thuế bảo vệ môi trường đến phát thải khí CO2 ở Việt Nam – khí chiếm tỉ trọng lớn trong lượng khí thải nhà kính.
Trong phương pháp định lượng, luận án sử dụng mô hình bình phương nhỏ nhất thông thường, trong đó, biến phụ thuộc là lượng khí thải CO2, biến độc lập là tăng trưởng kinh tế, thuế BVMT, độ mở thương mại, dân số và tiêu thụ năng lượng.
Mô hình nghiên cứu dựa trên nghiên cứu của Douglas và Thomas (1995) và Morley (2012), theo đó, mô hình dạng ước lượng được viết lại như sau:
Lnco2 = b0 + b1lnGDP + b2lnTrade + b4 lnPop + b5 lnPE + b6Tax Kết quả ước lượng cho thấy tăng phí, thuế bảo vệ môi trường dẫn đến giảm lượng phát thải CO2. Mặc dù tác động này là không lớn về số tuyệt đối nhưng dấu âm cho thấy tăng 1% thuế bảo vệ môi trường có tác động giảm 0,122% phác thải CO2, và có ý nghĩa thống kê. Trong thực tế, sẽ còn các yếu tố khác mà mô hình chưa lượng hoá đưa vào được, tuy nhiên, kết quả ước lượng cho thấy phí và thuế bảo vệ môi trường là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát lượng phát thải CO2 và các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh phát huy tác dụng trong thực tế ở Việt Nam.
Dựa trên các vấn đề lý luận, thực tiễn, kết quả phân tích định tính và định lượng, luận án đưa được ra một số giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam, đồng thời bổ sung thêm thuế các-bon vào thệ thống thuế nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu của nền kinh tế xanh của Việt Nam

 Link tải bản full:

http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.31&view=39086

https://www.mediafire.com/file/t63lhotky5k8g6m/TranThiQuynhHoa.39086.rar/file


Previous Post Next Post