Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Tài liệu ôn thi công chức, viễn chức miễn phí, Câu hỏi trắc nghiệm nâng ngạch công viên chức, Câu hỏi ôn thi môn kiến thức chung, Tài liệu ôn thi công chức viễn chức mới nhất, Tài liệu ôn thi công chức viễn chức hay nhất,...
1. Nhà nước pháp quyền là:
a. Nhà nước cai trị bằng pháp luật và không chịu sự ràng buộc bởi pháp luật.
b. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không bị hạn chế bởi pháp luật.
c. Nhà nước chịu sự ràng buộc bởi pháp luật và không cai trị bằng pháp luật.
d. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và bị ràng buộc bởi luật pháp.
2.Nhà nước pháp quyền khác với nhà nước pháp trị ở:
a. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội bằng pháp luật.
b. Nhà nước pháp quyền đặt ra pháp luật.
c. Nhà nước pháp quyền bị ràng buộc bởi pháp luật.
d. Pháp luật được thực hiện triệt để.
3.Đặc trưng cơ bản của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là:
a.Quyền lực tập trung, thống nhất.
b.Có đảng cộng sản lãnh đạo.
c.Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
d.Có sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước.
4. Nội dung nào thể hiện sự kế thừa tinh hoa của học thuyết pháp quyền trong nhà nước xã hội chủ nghĩa:
a.Có ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
b.Các cơ quan này thực hiện những chức năng khác nhau.
c.Mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là phụ thuộc.
d.Thực hiện phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước.
5.Nội dung nào không phản ánh dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
a. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
b.Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp thống trị.
c. Nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước.
d. Nhân dân tham gia vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
6. Khẳng định nào dưới đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
b. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
c.Hội đồng nhân dân làm việc theo hội nghị tự quản và tự quyết định theo đa số.
d.Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
7. Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
a.Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
b.Hiện đại, minh bạch, phục vụ nhà nước, không chịu sự giám sát của Nhân dân.
c.Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ ủy quyền theo đa số.
d.Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ thủ trưởng,người đứng đầu là Chủ tịch Ủy ban nhân dân
8.Chính quyền địa phương ở đô thị gồm
a.Thành phố, quận, thị xã, phường, thị trấn
b.Thành phố, thị xã, phường, thị trấn, tổ dân phố
c. Thành phố, quận, phường, thị trấn, thị tứ
d.Thành phố trực thuộc trung ương,thành phố trực thuộc tỉnh, quận
9.Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm
a.Chính quyền địa phương Xã, thôn, ấp, bản
b.Chính quyền địa phương Huyện, xã, thôn, ấp
c.Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
d.Chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã, thị trấn
10.Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại
a.Loại I, loại II và loại III
b.Xã đặc biệt khó khăn, xã khó khăn, xã miền núi và hải đảo
c.Xã Nông thôn mới, xã ven đô thị, xã đồng bằng
d.Loại A, loại B, loại C
11.Các đơn vị hành chính cấp tỉnh phân thành 3 loại
a.Loại phát triển, loại trung bình, loại khó khăn
b.Loại I, loại II và loại III
c.Đồng bằng, trung du, miền núi
d. Miền Bắc, MiềnTrung, Miền Nam
12.Đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp thuộc quyền
a. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
b.Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ
c. Chủ tịch nước, Chủ tích Quốc hội,Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội
d.Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc hoặc Tổ Bí thư Đảng
13.Cơ cấu Chính phủ gồm
a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.
b.Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
c.Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Chủ tịch UBND cấp tỉnh
d.Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
14. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước
a. Bộ Chính trị, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước
b.Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội
c.Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
d.Ban chấp hành TW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước
15. Chính phủ không có chức năng nào
a.Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
b.Thực hiện quyền hành pháp
c.Cơ quan chấp hành của Quốc hội
d.Thực hiện quyền lực chính trị của Đảng
Link tải miễn phí bản đầy đủ 250 câu hỏi trắc nghiệm nâng ngạch công viên chức năm 2019: Tải xuống
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/
Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.