TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 BÀI 6: CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG


Câu 1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến sự phát triển của kinh tế văn hóa Ấn Độ thời cổ, trung đại là
A. Lãnh thổ như hình “tam giác ngược”, hai phía giáp biển

B. Lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Nam và Bắc

C. Miền Bắc bằng phẳng do sự bồi đắp của hai con sông lớn

D. Ấn Độ như một “tiểu lục địa”bị ngăn cách với lục địa châu Á bởi dãy núi cao nhất thế giới

Câu 2. Con sông gắn liền với nên văn hóa khởi nguồn của Ấn Độ là lãnh thổ bị ngăn cách nhau đáng kể giữa Đông và Tây, Nam và Bắc
A. Sông Ấn

B. Sông Hằng

C. Sông Gôđavari

D. Sông Namada

Câu 3. Con sông đó ngày nay chủ yếu thuộc địa phận của quốc gia nào?
A. Ấn Độ

B. Ápganixtan

C. Pakixtan

D. Bănglađét

Câu 4. Khoảng 1500 năm TCN, miền lãnh thổ của Ấn Độ phát triển hơn cả là
A. Miền Bắc

B. Miền tây Bắc

C. Miền Đông Bắc

D. Miền Nam

Câu 5. Cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề
A. Trồng lúa và chăn nuôi

B. Buôn bán

C. Đánh cá

D. Làm hàng thủ công


 
Câu 6. Ông vua thuộc vương triều Magađa, nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ
A. Bimbisara (bạn của Phật tổ)

B. Sítđáchính trịa (sau trở thành Phật tổ)

C. Asôca

D. Gúpta

Câu 7. Đầu Công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều Asôca

B. Vương triều Gúpta

C. Vương triều Hácsa

D. Vương triều Hậu Gúpta

Câu 8. Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ là
A. Thời kì Magađa (khoảng 500 năm TCN đến thế kỉ III)

B. Thời kì Gupsta (319 – 606)

C. Thời kì Hácsa (606 – 647)

D. Thời kì Asôca qua thời Gúpta đến thời Hácsa (từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ VII)

Câu 9. Vương triều Gúpta có vai trò to lớn trong việc thống nhất Ấn Độ, ngoại trừ
A. Tổ chức các cuộc chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ đất nước Ấn Độ

B. Thống nhất miền Bắc Ấn Độ

C. Thống nhất gần như toàn bộ miền Trung Ấn Độ

D. Thống nhất giữa các vùng, miền ở Ấn Độ về mặt tôn giáo

Câu 10. Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ vào thời gian nào?
A. Thế kỉ VI TCN

B. Thế kỉ IV

C. Thế kỉ VI

D. Thế kỉ VII


 
Câu 11. Người sáng lập đạo Phật là
A. Bimbisara

B. Asôca

C. Sít-đác-ta (Sakya Muni)

D. Gúpta

Câu 12. Đạo Phật được truyền bá rộng khắp Ấn Độ từ thời kì nào?
A. Thời vua Bimbisara

B. Thời vua Asôca

C. Vương triều Gúpta

D. Vương triều Hácsa

Câu 13. Đạo Hinđu- một tôn giáo lớn ở Ấn Độ – được hình thành trên cơ sở nào
A. Giáo lí của đạo Phật

B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ

C. Giáo lí của đạo Hồi

D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ

Câu 14. Các ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng ở Ấn Độ để
A. Thờ Phật

B. Thờ Linh vật

C. Thờ thần

D. Thờ đấng cứu thế

Câu 15. Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ
A. Chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra

B. 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra

C. 2 vị thần: Brama và Siva

D. Đa thần

Câu 16. Loại văn tự sớm phát triển ở Ấn Độ là
A. Chữ Brahmi – chữ Phạn

B. Chữ Brahmi – chữ Pali

C. Chữ Phạn và kí tự Latinh

D. Chữ Pali và kí tự Latinh

Câu 17. Ý nghĩa quan trọng nhất của sự hình thành và phát triển sớm ngôn ngữ, văn tự ở Ấn Độ là gì
A. Chứng tỏ nền văn minh lâu đời ở Ấn Độ

B. Tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ

C. Tạo điều kiện chuyển tải và truyền bá văn học văn hóa ở Ấn Độ

D. Thúc đẩy nền nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển

Câu 18. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là gì?
A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo)

B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ

C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo

D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương Tây

Câu 19. Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là
A. tôn giáo và chữ viết

B. tôn giáo

C. chữ viết

D. văn hóa

Câu 20. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là
A. Bắc Á

B. Tây á

C. Đông Nam Á

D. Trung Á

Câu 21. Tộc người ở nước ta sử dụng chữ Phạn là
A. Dân tộc Khơme

B. Dân tộc Thái

C. Dân tộc Chămv

D. Tất cả các dân tộc ở Tây Nguyên

Câu 22. Chữ viết của một tộc người khác ở nước ta cũng có nguồn gốc từ chữ Phạn là?
A. Dân tộc Khơme

B. Dân tộc Mường

C. Dân tộc Nùng

D. Dân tộc Tày

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 
Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 12 B
Câu 2 A Câu 13 B
Câu 3 C Câu 14 C
Câu 4 C Câu 15 A
Câu 5 A Câu 16 A
Câu 6 C Câu 17 C
Câu 7 B Câu 18 D
Câu 8 D Câu 19 A
Câu 9 D Câu 20 C
Câu 10 A Câu 21 C
Câu 11 C Câu 22 A
Previous Post Next Post