Câu 1. Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật?
A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu
B. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển
C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều
D. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước
Câu 2. Ý nào không phản ánh đúng tình trạng của nền nông nghiệp Pháp trước cách mạng
A. Chỉ còn số lượng nhỏ nông dân làm nông nghiệp
B. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ, năng suất thu hoạch rất thấp
C. Nông dân phải nộp địa tô rất nặng nền và làm mọi nghĩa vụ phong kiến
D. Nạn đói xảy ra thường xuyên
Câu 3. Trước cách mạng, ở Pháp đã có các xí nghiệp với hàng nghìn công nhân thuộc các ngành
A. Dệt, đóng tàu
B. Khai khoáng, dệt
C. Dệt, luyện kim, khai khoáng
D. Khai thác dầu mỏ, hóa chất
Câu 4. Ba đẳng cấp xã hội Pháp trước cách mạng gồm
A. Quý tộc, tư sản và công nhân
B. Quý tộc, tư sản và nông dân
C. Quý tộc, tăng lữ và nông dân
D. Quý tộc, tăng lữ và đẳng cấp thứ ba
Câu 5. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của các đẳng cấp Quý tộc và tăng lữ?
A. Chiếm đa số trong dân cư
B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế
C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội
D. Muốn duy trì quyền lực cũng như củng cố chế độ phong kiến
Câu 6. Giai cấp có tiềm lực kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị trong Đẳng cấp thứ ba là
A. Tư sản và tiểu tư sản
B. Thị dân
C. Tư sản
D. Nông dân
Câu 7. Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Pháp trước cách mạng là
A. Mâu thuẫn giữa tư sản với quý tộc phong kiến
B. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với Tăng lữ và Quý tộc
C. Mâu thuẫn giữa các lực lượng tiến bộ trong xã hội với chế độ phong kiến
D. Mâu thuẫn giữa nông dân với quý tộc, tăng lữ
Câu 8. Các nhà tư tưởng tiểu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng là
A. Môngtexkiơ, Ôoen và Phuriê
B. Ôoen, Phuriê và Xanh Ximông
C. Môngtexkiơ, Rútxô và Vônte
D. Rútxô, Vônte, Xanh Ximông
Câu 9. Vai trò của trào lưu Triết học Ánh sáng là gì?
A. Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ
B. Lên án chế độ TBCN, đưa ra lí thuyết về xây dựng nhà nước XHCN
C. Lên án chế độ phong kiến, cũng như những mặt trái của CNTB
D. Đề cao chế độ phong kiến, lên án chế độ TBCN
Câu 10. Chế độ chính trị ở nước Pháp trước khi bùng nổ cách mạng là
A. Quân chủ lập hiến
B. Phong kiến phân tán
C. Quân chủ chuyên chế
D. Tiền phong kiến
Câu 11. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp là
A. Nền kinh tế TBCN ra đời nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm
B. Chế độ phong kiến Pháp tồn tại lâu đời và ngày càng khủng hoảng
C. Mâu thuẫn trong xã hội Pháp hết sức sâu sắc, nhất là mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chế độ phong kiến
D. Nước Anh tư sản là tấm gương cổ vũ tư sản Pháp làm cách mạng
Câu 12. Điểm giống nhau cơ bản của tình hình nước Anh và nước Pháp trước cách mạng tư sản là
A. Xã hội đều phân chia thành các đẳng cấp
B. Đều có sự xâm nhập của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp
C. Đều xuất hiện tầng lớp quý tộc mới
D. Vấn đề tài chính là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng
Câu 13. Hội nghị ba đẳng cấp ở Pháp được triệu tập (5 - 1789) để
A. Nhà vua đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới
B. Ban bố tình trạng chiến tranh
C. Thông qua Chính phủ mới
D. Thông qua Hiến pháp mới
Câu 14. Ngày 14 - 7 - 1789 đã diễn ra sự kiện gì ở Pháp?
A. Hiến pháp mới chính thức được ban hành
B. Quần chúng Pari tấn công và chiếm ngục Baxti
C. Đẳng cấp thứ ba tự tuyên bố là Quốc hội
D. Chính phủ mới chính thức được thông qua
Câu 15. Sự kiện ngày 14 - 7 - 1789 đã đánh dấu
A. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ
B. Nước Pháp đang đứng trước một cuộc cách mạng
C. Một thời kì mới mở trong lịch sử nước Pháp
D. Chế độ phong kiến ở Pháp sụp đổ
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 9 A
Câu 2 A Câu 10 C
Câu 3 C Câu 11 C
Câu 4 D Câu 12 D
Câu 5 A Câu 13 A
Câu 6 C Câu 14 B
Câu 7 B Câu 15 A
Câu 8 C