TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 BÀI 13: VIỆT NAM THỜI KÌ NGUYÊN THỦY


Câu 1. Liên hệ với kiến thức phần lịch sử thế giới (thời nguyên thủy), trên đất nước Việt Nam đã tìm thấy dấu vết của
A. Loài vượn cổ

B. Người tối cổ

C. Các công cụ bằng đá

D. Người tinh khôn

Câu 2. Dấu tích người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay
A. 40 vạn – 50 vạn năm

B. 30 vạn – 40 vạn năm

C. 20 vạn – 30 vạn năm

D. 10 vạn – 20 vạn năm

Câu 3. Nguyên liệu chủ yếu mà người tối cổ sử dụng để chế tác công cụ lao động là
A. Đá

B. Xương thú

C. Gỗ

D. Đồng

Câu 4. Phương thức kiếm sống của người tối cổ là
A. Săn bắt, đánh cá

B. Săn bắn, hái lượm, đánh cá

C. Săn bắt, hái lượm

D. Trồng trọt và chăn nuôi

Câu 5. Người tối cổ sinh sống thành
A. Các thị tộc, do người cao tuổi đứng đầu

B. Từng nhóm nhỏ, do một người cao tuổi đứng đầu

C. Từng gia đình, mỗi gia đình khoảng 3 – 4 thế hệ

D. Từng bầy lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính


 
Câu 6. Đặc điểm của công cụ do người tối cổ chế tác là
A. Công cụ đá ghè đẽo thô sơ

B. Công cụ đá ghè đẽo có hình thù rõ ràng

C. Công cụ đá ghè đẽo, mài cẩn thận

D. Công cụ chủ yếu bằng xương, tre, gỗ

Câu 7. Ý nào nhận xét đúng về địa bàn phân bố của người tối cổ trên đất nước ta
A. ở miền núi phía Bắc nước ta ngày nay

B. ở miền Bắc và miền Trung nước ra ngày nay

C. chủ yếu ở miền Nam nước ta ngày nay

D. ở nhiều địa phương trên cả nước

Câu 8. Xã hội nguyên thủy trân đất nước Việt Nam phát triển lên giai đoạn công xã thị tộc tức là tương ứng với sự xuất hiện của
A. người tối cổ

B. người tinh khôn

C. xã hội có giai cấp và nhà nước

D. loài vượn cổ

Câu 9. Cuộc sống của cư dân Sơn Vi có đặc điểm khác so với cư dân Núi Đọ là
A. sống thành từng bầy với khỏng 20 – 30 người, gồm 3 – 4 thế hệ

B. kiếm sống bằng phương thức săn bắt hái lượm

C. sống thành các thị tộc, bộ lạc

D. biết trồng các loại rau, củ, qua và chăn nuôi các loại thú nhỏ

Câu 10. Cuộc sống của cư dân văn hóa Hòa Bình với cư dân văn hóa Sơn Vi có điểm khác là
A. sống trong các thị tộc bộ lạc

B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước

C. lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính

D. đã có một nền nông nghiệp sơ khai


 
Câu 11. Công cụ của cư dân Hòa Bình và Bắc Sơn có nét đặc trưng là
A. công cụ bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng

B. công cụ bằng đá được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi

C. công cụ bằng đá được ghè đẽo nhiều hơn, lưỡi đã được mài cho sắc

D. đa số công cụ được làm bằng xương, tre, gỗ

Câu 12. Cách đây khoảng 5000 – 6000 năm, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân cổ trên đất nước ta là
A. săn bắn, hái lượm

B. săn bắn, hái lượm, đánh cá

C. săn bắn, hái lượm và trồng rau, củ quả

D. nông nghiệp trồng lúa

Câu 13. Cách đây 5000 – 6000 năm, với sự xuất hiện của cuốc đá đã tạo ra sự thay đổi gì trong cuộc sống của người nguyên thủy trên đất nước ta?
A. Năng suất lao động tăng gấp đôi

B. Đời sống vật chất được ổn định và cải thiện vượt bậc

C. Năng suất lao động tăng đời sống vật chất được ổn định và cải thiện hơn, cuộc sống tinh thần được nâng cao

D. Mở ra nhiều phương thức kiếm sống so với thời kì trước

Câu 14. Thành tựu không thuộc giai đoạn cách mạng đá mới ở Việt Nam là
A. Phát triển kĩ thuật mài, cưa, khoan đá, chế tác đồ gốm

B. Nông nghiệp trồng lúa nước

C. Chế tác và sử dụng đồ trang sức

D. Phát minh ra lửa

Câu 15. Đến nền văn hóa nào trên đất nước ta, người nguyên thủy biết kĩ thuật làm gốm
A. Văn hóa Hòa Bình

B. Văn hóa Bắc Sơn

C. Văn hóa Phùng Nguyên

D. Văn hóa Sơn Vi

Câu 16. Nền văn hóa trên đất nước Việt Nam không thuộc thời đá mới là
A. Văn hóa Hòa Bình

B. Văn hóa Sơn Vi

C. Văn hóa Phùng Nguyên

D. Văn hóa Bắc Sơn

Câu 17. Ý không phản ánh đúng bước phát triển của các bộ lạc sinh sống trên đất nước ta khoảng 3000 – 4000 năm trước đây là
A. Đạt đến trình độ phát triển cao kĩ thuật chế tác đá và làm đồ gốm

B. Đã bắt đầu biết sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ

C. Nghề nông trồng lúa được tiến hành ở nhiều thị tộc

D. Đã có sự trao đổi, mua bán các sản phẩm giữa các thị tộc, bộ lạc

Câu 18. Điểm mới trong công cụ của người nguyên thủy trên đất nước ta khoảng 3000 – 4000 năm trước đây so với giai đoạn trước là?
A. Công cụ bằng đá rất phong phú và nhiều chủng loại

B. Xuất hiện công cụ, đồ đựng gốm

C. Nhiều công cụ sử dụng nguyên liệu tre, gỗ, xương, sừng

D. Xuất hiện những công cụ bằng đồng

Câu 19. Mở đầu thời đại đồ đồng trên đất nước ta là
A. Cư dân văn hóa Phùng Nguyên

B. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh

C. Cư dân văn hóa ở sông Đồng Nai

D. Cư dân văn hóa Đông Sơn

Câu 20. Những nền văn hóa tiêu biểu mở đầu thời đại kim khí và nông nghiệp trồng lúa trên đất nước ta là
A. Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Phùng Nguyên

B. Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

C. Sơn Vi – Phùng Nguyên – Sa Huỳnh – Đồng Nai

D. Sơn Vi – Hòa Bình, Bắc Sơn – Sa Huỳnh – Đồng Nai

Câu 21. Các nền văn hóa tiêu biểu thể hiện các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy trên đất nước ta là
A. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) -Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – đá mới) - Phùng Nguyên (mở đầu thời đại đồng thau)

B. Sơn Vi (người tối cổ – sơ kì đá cũ) - Núi Đọ (người tối cổ – hậu kì đá cũ) -Phùng Nguyên (người tinh khôn – hậu kì đá mới)

C. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) - Sơn Vi (người tinh khôn – đá mới) - Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – hậu kì đá mới)

D. Núi Đọ (người tối cổ – đá cũ) -Hòa Bình, Bắc Sơn (người tinh khôn – đá mới) - Đông Sơn (mở đầu thời đại kim khí)

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 
Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 A Câu 12 D
Câu 2 B Câu 13 C
Câu 3 A Câu 14 D
Câu 4 C Câu 15 B
Câu 5 D Câu 16 C
Câu 6 A Câu 17 D
Câu 7 D Câu 18 D
Câu 8 B Câu 19 A
Câu 9 C Câu 20 B
Câu 10 D Câu 21 A
Câu 11 C
Previous Post Next Post