Câu 1. Ngoại lực là lực có nguồn gốc từ
A. Bên ngoài bề mặt của Trái Đất
B. Bên trong bề mặt của Trái Đất
C. Bên dưới bề mặt của Trái Đất
D. Bên trên bề mặt của Trái Đất
Câu 2. Nội lực và ngoại lực là hai lực
A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
B. ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn.
D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.
Câu 3. Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau
A. phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.
B. phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.
C. phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.
D. phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển.
Câu 4. Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình
A. xâm thực bởi băng hà.
B. xâm thực bởi nước chảy trên mặt.
C. sự vận động nâng lên của địa hình hai bên.
D. thổi mòn do gió.
Câu 5. Phong hóa hóa học diễn ra mạnh ở các vùng có khí hậu
A. nóng, ẩm.
B. nóng, khô.
C. lạnh, ấm.
D. lạnh, khô.
Câu 6. Ở miền khí hậu lạnh, phong hóa lí học xảy ra mạnh do
A. nước trong các vết nứt của đá khi đóng băng sẽ tăng thể tích làm vỡ khối đá.
B. nước đóng băng sẽ nặng hơn đè lên các khối đá làm vỡ khối đá.
C. khối đá bị lạnh sẽ giòn hơn và dễ vỡ hơn.
D. khí hậu lạnh giúp cho nước dễ xâm nhập vào đá và phá hủy đá.
Câu 7. Ở vùng khô, nóng (hoang mạc và bán hoang mạc), phong hóa lí học xảy ra mạnh do
A. gió thổi mạnh.
B. nhiều bão cát.
C. nắng gay gắt, khí hậu khô hạn.
D. sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm lớn.
Câu 8. Quá trình phong hóa lí học xảy ra mạnh nhất ở
A. miền khí hậu cực đới và miền khí hậu ôn đới hải dương ấm, ẩm.
B. miền khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và miền khí hậu ôn đới.
C. miền khí hậu khô nóng ( hoang mạc và bán hoang mạc ) và miền khí hậu lạnh.
D. miền khí hậu xích đạo nóng, ẩm quanh năm.
Câu 9. Quá trình phong hóa là
A. quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.
B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi rời khỏi vị trí ban đầu.
C. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy biến đổi từ nơi này đến nơi khác
D. quá trình tích tụ ( tích lũy ) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.
Câu 10. Tác nhân của ngoại lực là
A. sự nâng lên và hệ số của vỏ trái đất theo chiều thẳng đứng.
B. yếu tố khí hậu các dạng nước, sinh vật và con người.
C. sự uốn nếp các lớp đá.
D. sự đứt gãy các lớp đất đá.
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 D Câu 6 A
Câu 2 D Câu 7 D
Câu 3 C Câu 8 C
Câu 4 B Câu 9 A
Câu 5 A Câu 10 B