Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào

- Chu kì tế bào gồm:

  • Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có nhân đôi NST .
  • Nguyên phân: có sự phân chia NST và chất tế bào, tạo ra 2 tế bào mới.

Hình 9.1 Biến đổi hình thái của NST trong quá trình nguyên phân

Hình 9.1 Biến đổi hình thái của NST trong quá trình nguyên phân

- Mức độ đóng xoắn, duỗi xoắn diễn ra các kì của tế bào:

  • Dạng sợi: (Duỗi xoắn) ở kì trung gian.
  • Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại) ở kì giữa.

Hình 9.2 Mức độ đóng xoắn và duỗi xoắn diễn ra các kì của tế bào

Hình 9.2 Mức độ đóng xoắn và duỗi xoắn diễn ra các kì của tế bào

1.2. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân

- Nguyên phân (hay còn gọi là phân bào nguyên nhiễm) nó chính là pha M của chu kỳ tế bào, tiếp ngay sau pha G2. Quá trình phân bào này được phát hiện lần đầu tiên bởi Straburger và Flemminh từ năm 1882.
- Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.
- Diễn biến của nguyên phân có thể tạm thời chia thành 2 giai đoạn là phân chia nhân (caryokinesis) và phân chia tế bào chât (cytokinesis) được chia thành 4 kỳ cụ thể như sau: kì đầu, kì giữa, kì sau và kỳ cuối.

a. Kì trung gian:

  • NST dài, mảnh, duỗi xoắn.
  • NST nhân đôi thành NST kép.
  • Trung tử nhân đôi thành 2 trung tử.

Hình 9.3 NST ở kì trung gian

Hình 9.3 NST ở kì trung gian

b. Qúa trình nguyên phân

- Kì đầu:

  • NST kép đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.
  • Mỗi NST có hai nhiễm sắc tử gắn với nhau ở tâm động.
  • Thoi phân bào được hình thành, dài ra và đẩy hai trung tử về 2 cực của tế bào.
  • Hạch nhân dần dần biến mất.

Hình 9.4 NST ở kì đầu

Hình 9.4 NST ở kì đầu

- Kì giữa:

  • NST đóng xoắn cực đại.
  • NST kép xếp thành hành ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Hình 9.5 NST ở kì giữa

Hình 9.5 NST ở kì giữa

- Kì sau: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào.

Hình 9.6 NST ở kì sau

Hình 9.6 NST ở kì sau

- Kì cuối:

  • Các NST đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.
  • Màng nhân và hạch nhân dần được hình thành.

Hình 9.7 NST ở kì cuối

Hình 9.7 NST ở kì cuối

⇒ Kết quả : Từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST)

1.3. Ý nghĩa của nguyên phân

  • Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.
  • Nguyên phân duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào.
  • Nguyên phân là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính.
Previous Post Next Post