Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chọn lọc giống

a. Khái niệm

- Chọn lọc giống là quá trình chọn lọc do con người tiến hành trên cây trồng, vật nuôi gồm hai mặt song song, vừa tích luỹ những biến dị có lợi - vừa đào thải những biến dị không có lợi cho con người, tạo giống cây trồng, vật nuôi.

b. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống

- Chọn được những giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt.
- Đáp ứng nhu cầu của con người.
- Tạo giống mới để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của con người.
- Phục hồi giống cũ đã có biểu hiện thoái hóa.

1.2. Các phương pháp chọn lọc

a. Phương pháp chọn lọc hàng loạt

- Chọn lọc hàng loạt là chọn lọc dựa trên kiểu hình, chọn ra những cá thể có kiểu hình tốt, phù hợp với mục tiêu chọn lọc để dùng làm giống.
- Phương pháp chọn lọc hàng loạt có 2 hình thức: Chọn lọc hàng loạt một lần và chọn lọc hàng loạt nhiều lần.

Sơ đồ phương pháp chọn lọc hàng loạt. I chọn lọc 1 lần, II chọn lọc hai lần

Sơ đồ phương pháp chọn lọc hàng loạt. I chọn lọc 1 lần, II chọn lọc hai lần

- Hai hình thức này giống nhau về cách tiến hành nhưng khác nhau ở năm bắt đầu chọn lọc.
- Phương pháp này không chỉ áp dụng ở cây trồng mà còn ở vật nuôi.

  • Ưu điểm: Dễ thực hiện, ít tốn kém và có thể áp dụng trên phạm vi rộng.
  • Nhược điểm: Không kiểm tra được kiểu gen nên không củng cố được biến dị tốt, dễ dẫn tới thoái hóa sau một thời gian chọn lọc.

b. Chọn lọc cá thể

- Chọn lọc cá thể là chọn lấy một số ít cá thể tốt, từ đó nhân lên một cách riêng lẻ theo từng dòng.

Sơ đồ phương pháp chọn lọc cá thể 1 lần

Sơ đồ phương pháp chọn lọc cá thể 1 lần

- Phương pháp chọn lọc hàng loạt cũng có 2 hình thức chọn lọc: chọn lọc cá thể một lần và chọn lọc cá thể nhiều lần.

Sơ đồ phương pháp chọn lọc cá thể nhiều lần

Sơ đồ phương pháp chọn lọc cá thể nhiều lần

  • Ưu điểm: Kiểm tra được kiểu gen, tích luỹ và củng cố các biến dị tốt nên có hiệu quả cao.
  • Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, công sức, khó thực hiện, khó áp dụng rộng rãi.
Previous Post Next Post