Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. ARN

a. Cấu trúc ARN:

  • ARN cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N và P.
  • Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
  • Cấu trúc nucleotit gồm: Đường ribozo, gốc phôtphat và nhóm bazơ nitơ.

Hình 17.1 Cấu trúc Nucleotit

Hình 17.1 Cấu trúc Nucleotit

  • ARN thuộc đại phân tử (kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN).
  • ARN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (ribônuclêôtit A, U, G, X) liên kết tạo thành 1 chuỗi xoắn đơn.

Hình 17.2 Mô hình cấu trúc bậc 1 của 1 đoạn phân tử ADN

Hình 17.2 Mô hình cấu trúc bậc 1 của 1 đoạn phân tử ADN

b. Chức năng của ARN

- mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
- tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
- rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.

1.2. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?

- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kỳ trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN:

  • Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn.
  • Các nuclêotit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – U; T – A; G – X; X – G.
  • Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất.

- Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và theo nguyên tắc bổ sung.

Hình 17.3 Quá trình phiên mã

Hình 17.3 Quá trình phiên mã

- Mối quan hệ giữa gen và ARN:

  • Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch mARN.
  • Gen là bản mã gốc mang thông tin di truyền, ARN là bản mã sao truyền đạt thông tin di truyền.

Hình 17.4 Mối quan hệ giữa gen và ARN

Hình 17.4 Mối quan hệ giữa gen và ARN

Previous Post Next Post