Sinh học 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tiêu hóa ở khoang miệng

a. Cấu tạo khoang miệng

Hình 25.1 Cấu tạo khoang miệng

Hình 25.1 Cấu tạo khoang miệng

- Cấu tạo khoang miệng gồm:

  • Răng.
  • Lưỡi.
  • Các tuyến nước bọt.

b. Các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng

- Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

  • Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.
  • Tác dụng: làm cho thức ăn trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.
  • Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.
  • Tác dụng: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường Mantôzơ.

Hình 25.2 Biến đổi tinh bột (chín) thành đường Mantozo

Hình 25.2 Biến đổi tinh bột (chín) thành đường Mantozo

Bảng Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Bảng Quá trình biến đổi thức ăn ở khoang miệng

1.2. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

- Thức ăn được đẩy xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đầy xuống dạ dày nhờ các hoạt động co dãn nhịp nhàng của cơ thực quản.
- Thức ăn qua thực quản rất nhanh (Chỉ 2 đến 4 giây) nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt hóa học và lý học.
- Khi thức ăn đi qua thực quản, nắp thanh quản sẽ đậy lại nhờ đó thức ăn không bị lọt vào khí quản.

Hình 25.3 Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Hình 25.3 Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Previous Post Next Post