1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự thông khí ở phổi
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào, thở ra): Các cơ liên sườn ngoài, cơ hoành phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp.
- Hít vào:
+ Cơ liên sườn ngoài co → xương ức, xương sườn được nâng lên → lồng ngực mở rộng sang hai bên.
+ Cơ hoành co → lồng ngực mở rộng thêm về phía dưới, ép xuống khoang bụng.
- Thở ra:
+ Cơ liên sườn ngoài dãn → xương ức, xương sườn được hạ xuống → lồng ngực thu hẹp lại.
+ Cơ hoành dãn → lồng ngực thu về vị trí cũ.
Bảng đặc điểm hoạt động hô hấp
Hình 21.1 Sự thay đổi thể tích lồng ngực và phổi theo chiều thở ra hít vào
+ Nhịp hô hấp là số cử động hô hấp trong một phút.
- Nhịp hô hấp ở nữ 17±3, ở nam 16±3
+ Dung tích sống là thể tích không khí mà cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích phổi phụ thuộc vào các yếu tố: tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khỏe, sự luyện tập.
1.2. Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- Trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
+ Trao đổi khí ở phổi:
- O2 khuếch tán từ phế nang vào máu.
- CO2 khuếch tán từ máu vào phế nang.
+ Trao đổi khí ở tế bào:
- O2 khuếch tán từ máu vào tế bào.
- CO2 khuếch tán từ tế bào vào máu.
Hình 21.2 Sơ đồ cơ chế trao đổi khí ở phổi (A) và ở Tế bào (B)
+ Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào:
- Tiêu tốn O2 ở tế bào thúc đẩy sự trao đổi khí ở phổi.
- Trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho trao đổi khí ở tế bào.