A. Lý thuyết
I. Các bộ móng guốc
- Đặc điểm:
+ Có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bao bọc, được gọi là guốc.
+ Chân thú thuộc bộ móng guốc có đặc điểm thích nghi với lối di chuyển nhanh:
- Thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng.
- Chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất, nên diện tích tiếp xúc với đất hẹp.
- Thú móng guốc gồm 3 bộ:
+ Bộ guốc chẵn
Đặc điểm: có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn hoặc thiếu ngón, ngón số 1 bao giờ cũng thiếu.
Vd: Móng ở lợn có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn, không có ngón số 1. Móng ở bò có 2 ngón giữa bằng nhau, ngón số 2 và 5 thiếu, không có ngón số 1.
Đa số sống đàn.
Có loài ăn tạp (lợn), có lòa ăn thực vật (dê), nhiều loài nhai lại (trâu, bò).
Đại diện: lợn, bò, trâu, hươu, nai …
Một số đại diện của thú Móng Guốc
+ Bộ guốc lẻ
Đặc điểm: thú có 1 móng chân giữa phát triển hơn cả.
- Vd: Chân ngựa có 1 ngón. Chân tê giác có 3 ngón
- Có những thú ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống thành bầy đàn như: ngựa
- Có những thú có sừng, sống đơn độc như: tê giác
- Đại diện: ngựa, ngựa vằn, tê giác, lừa …
+ Bộ voi
- Đặc điểm: Có đủ 5 ngón, guốc nhỏ.
- Có vòi, sống theo đàn.
- Ăn thực vật và không nhai lại.
- Đại diện: voi
II. Bộ Linh trưởng
- Gồm những thú đi bằng 2 chân, thích nghi với lối sống ở cây. Tứ chi phát triển thích nghi với việc cầm nắm, leo trèo.
- Bàn tay, bàn chân 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại.
- Tập tính:
- Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.
- Sống theo bầy đàn (khỉ) hoặc sống đơn độc (đười ươi)
- Đại diện: Khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, gorila)
III. Vai trò của thú
Cung cấp thực phẩm: trâu, bò, lợn ..
Thực phẩm
Sức kéo: trâu, bò …
Cung cấp sức kéo
Cung cấp nguồn dược liệu quý như: sừng, nhung hươu, nai; xương (hổ, gấu …), mật gấu …
Cung cấp nguồn dược liệu quý
Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ: da, lông (hổ, báo …), ngà voi, sừng tê giác, xạ hương...
Phục vụ du lịch, giải trí: cá heo, khỉ, voi …
Tiêu diệt 1 số động vật gặm nhấm có hại cho nông, lâm nghiệp: mèo, chồn, cầy …
Tiêu diệt 1 số động vật gặm nhấm có hại
Vật thí nghiệm: chuột bạch, khỉ, thỏ …
Vật thí nghiệm
* Vì có những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú đã bị săn bắt, buôn bán số lượng loài trong tự nhiên đang bị giảm sút có ý thức và đẩy mạnh phong trào bảo vệ sinh vật hoang dã
Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã, tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc tạo môi trường sống cho động vật
Đề ra luật bảo vệ thiên nhiên, nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm
Tăng cường tuyên truyền, giao dục mọi người bảo vệ động vật, không săn bắt bừa bãi.
IV. Đặc điểm chung của lớp thú
- Là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất
- Có lông mao
- Bộ răng phân hóa thành 3 loại: răng cửa, răng nanh và răng hàm
- Sinh sản: thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tuần hoàn: tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn và máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Bộ não phát triển
- Động vật hằng nhiệt
B. Trả Lời Câu Hỏi SGK
1. Giải bài 1 trang 169 SGK Sinh học 7
Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.
Hướng dẫn giải
- Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc là:
- Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
- Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).
- Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ
2. Giải bài 2 trang 169 SGK Sinh học 7
So sánh đặc điếm cấu tạo và tập tính của khỉ hình người với khỉ và vượn?
Hướng dẫn giải
- Giống nhau ở một số tập tính:
- Sống theo bầy đàn.
- Bảo vệ đàn, lãnh thổ và phân chia lãnh thổ.
- Đánh nhau tranh giành con cái vào mùa sinh sản.
- Đẻ con và chăm sóc con non.
- Khác nhau về đặc điểm cấu tạo:
3. Giải bài 3 trang 169 SGK Sinh học 7
Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của Thú?